Giải đáp chi tiết: Có nên nhổ răng khôn hàm trên?

Là 1 trong 4 loại răng nhưng không giống 3 loại còn lại, răng khôn trong nhiều trường hợp là những “cơn ác mộng kinh hoàng” chúng ta không cần ngủ cũng có thể mơ thấy. Trong những trường hợp như thế, nhổ chúng có lẽ là biện pháp hoàn hảo nhất để vô hiệu hóa những tổn thương mà chúng gây ra cho chúng ta. Tuy nhiên, theo một số thông tin, nhổ răng khôn rất nguy hiểm. Vậy, có nên nhổ răng khôn hàm trên không, cùng Thu Cúc TCI làm sáng tỏ vấn đề này trong bài viết sau, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Có nên nhổ răng khôn hàm trên?

1. Răng khôn và 6 phiền toái của chúng

Ở trẻ em, số lượng răng sữa là 20, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm. Sau thay răng sữa, con người có 32 răng vĩnh viễn, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 16 răng hàm – 8 răng nhỏ, 8 răng lớn và 4 răng khôn.

Giải đáp chi tiết: Có nên nhổ răng khôn hàm trên?

Con người có 8 răng cửa, 4 răng nanh, 16 răng hàm – 8 nhỏ, 8 lớn và 4 răng khôn.

Răng khôn hay răng số 8 hoặc răng thứ tư là loại răng cuối cùng trên hàm răng của con người. Mỗi người trưởng thành có thể có bốn răng khôn, ở mỗi góc hàm trên và dưới. Tên răng khôn xuất phát từ việc răng này thường chỉ mọc sau tuổi 17, khi mà chúng ta đã có trưởng thành và “khôn” hơn so với giai đoạn trước.

Mặc dù ở một người thường có 4 răng khôn, trong một số trường hợp, răng khôn cũng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn con số đó. Răng khôn cũng không có kích thước và hình dạng tiêu chuẩn, chúng khác nhau đáng kể ở mỗi người khác nhau.

Mọc cuối cùng, khi hàm răng không còn đủ không gian, răng khôn gây không ít áp lực cho chúng ta. Một số “áp lực” tiêu biểu của răng khôn chúng ta có thể kể đến ở đây là:

– Sưng, đau: Trong quá trình mọc, răng khôn có thể làm nướu sưng và đau từ nhẹ đến nặng.

– Lợi trùm: Răng khôn ít khi mọc thuận lợi, chúng thường bị kẹt dưới lợi, gây ra tình trạng lợi trùm. Tình trạng này có một số biểu hiện đặc trưng là nướu sưng, phù nề, đau đớn,…

– Viêm nướu: Răng khôn thường mọc chậm và đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu.

– Chèn ép các răng lân cận: Trong quá trình mọc, răng khôn có thể xô, đẩy các răng lân cận khỏi vị trí của chúng. Ngoài ra chúng còn có thể làm tiêu những răng đó.

– Túi răng: Khi không có đủ không gian để phát triển, răng khôn có thể gây ra các túi răng. Túi răng là nguyên nhân sâu xa của nhiều vấn đề răng miệng rất nghiêm trọng như nang thân răng, K xương hàm,… Đây là các vấn đề răng miệng có thể làm tiêu xương hàm, tăng nguy cơ gãy xương hàm, nếu không được điều trị kịp thời.

– Rối loạn cảm giác và phản xạ: Không chỉ các răng lân cận, răng khôn mọc ngầm còn có thể chèn ép các dây thần kinh, làm suy giảm chức năng của chúng, dẫn đến tình trạng tê liệt cảm giác ở răng, niêm mạc miệng, môi, da,… Răng khôn mọc ngầm có thể gây hội chứng giao cảm, là một hội chứng mà nếu có, chúng ta sẽ bị đau một bên mặt, phù, đỏ quanh vùng ổ mắt.

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Có nên nhổ răng khôn hàm trên?

2.1. Những trường hợp cần cân nhắc khi nhổ răng khôn

Để giải quyết những áp lực do răng khôn gây ra, nhổ răng khôn là vô cùng cần thiết. Mặc dù nhổ răng khôn là một tiểu phẫu phổ biến và an toàn, vẫn tồn tại một số trường hợp răng khôn không thể nhổ một cách đơn giản. Việc nhổ răng khôn trong những trường hợp đó cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn để được tư vấn nhổ răng một cách an toàn nhất.

– Răng khôn mọc ngầm (Impacted Wisdom Tooth): Răng khôn thường không có đủ không gian để mọc hoàn toàn. Khi đó, chúng có thể mắc kẹt trong xương hàm hoặc nướu. Đây là một trường hợp phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt trong phẫu thuật để loại bỏ răng khôn.

Tìm hiểu thêm: Những bệnh thường gặp ở dương vật

Giải đáp chi tiết: Có nên nhổ răng khôn hàm trên?

Răng khôn mọc ngầm đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt trong phẫu thuật.

– Răng khôn mọc ở những góc khó: Nếu răng khôn mọc nghiêng theo một góc quá lớn, quá trình nhổ chúng có thể rất phức tạp.

– Răng khôn nằm gần dây thần kinh hoặc xoang: Nếu răng khôn nằm gần dây thần kinh hoặc gần xoang, nhổ răng khôn có thể gây tổn thương dây thần kinh hoặc xoang.

– Tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân: Trường hợp người bệnh có tình trạng sức khỏe tổng thể không tốt, nhổ răng khôn có thể không thực hiện được một cách an toàn.

2.2. Quy trình 4 bước nhổ răng khôn

Như vậy, có nên nhổ răng khôn hàm trên không là một câu hỏi chúng ta không thể tùy tiện trả lời. Để biết chính xác răng khôn hàm trên có nên nhổ không, bạn phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa Răng Hàm Mặt uy tín để được chuyên gia thăm khám. Nếu răng khôn của bạn không rơi vào một trong những trường hợp trên, bạn có thể nhổ chúng. Nếu răng khôn của bạn rơi vào một trong những trường hợp trên, chuyên gia sẽ đánh giá cẩn thận tình trạng của bạn và chỉ định phù hợp. Trong trường hợp chuyên gia quyết định bạn vẫn có thể nhổ răng khôn, răng khôn của bạn sẽ được nhổ với một quy trình 4 bước như sau:

– Xác định phương pháp gây tê;

– Thực hiện nhổ răng khôn: Hiện tại, Piezotome là công nghệ nhổ răng khôn được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất. Công nghệ này sử dụng sóng siêu âm để bóc tách hệ thống dây chằng khỏi chân răng. Không còn được nâng đỡ bởi hệ thống dây chằng, răng khôn dễ dàng được nha sĩ loại bỏ, đảm bảo không phát sinh tổn thương lan tỏa. Với cơ chế hoạt động đó, công nghệ nhổ răng khôn Piezotome sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian thực hiện nhanh (chỉ 7 – 15 phút); không đau; hạn chế chảy máu; giảm sưng nề; hạn chế biến chứng;…

– Xử lý vết thương;

– Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng:

Giải đáp chi tiết: Có nên nhổ răng khôn hàm trên?

>>>>>Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có sinh con được không?

Để biết có nên nhổ răng khôn hay không, hãy thăm khám với chuyên gia.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi có nên nhổ răng khôn không và một số thông tin hữu ích khác về răng khôn. Hy vọng rằng với chúng, bạn sẽ biết phải xử lý răng khôn hàm trên của mình như thế nào. Nếu còn băn khoăn về răng khôn, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *