Có tất cả 4 răng hàm số 7, 4 răng này là 4 trong 8 răng hàm vĩnh viễn. Cùng với các răng vĩnh viễn khác, chúng mọc khi răng sữa đã rụng. Vậy, chính xác thì răng hàm số 7 mọc khi nào? Trong bài viết sau, cùng Thu Cúc TCI tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Răng hàm số 7 mọc khi nào?
1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Răng hàm số 7 mọc khi nào?
1.1. Thời điểm răng hàm số 7 mọc
Trẻ nào cũng có hai bộ răng: Răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo “tiền đề” cho răng vĩnh viễn. Thông thường, răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ 6 tháng tuổi. Cụ thể; từ 6 – 7 tháng tuổi, trẻ mọc 4 răng cửa dưới; từ 8 – 9 tháng tuổi, trẻ mọc 4 răng cửa trên; các răng còn lại, bao gồm răng nanh và răng hàm, sẽ lần lượt mọc sau đó. Hầu hết trẻ 3 – 4 tuổi sẽ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).
Đến 5 – 6 tuổi, răng sữa bắt đầu lung lay. Sớm hơn, một số trẻ có thể lung lay răng sữa từ 4 tuổi. Và muộn hơn, cũng có trẻ 7 – 8 tuổi răng sữa mới lung lay. Khi răng sữa lung lay, do áp lực của răng vĩnh viễn bên dưới, chân răng sữa tiêu dần, cuối cùng răng sữa rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn, theo thứ tự răng nào mọc trước được thay thế trước. Tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ cụ thể là: Từ 6 đến 8 tuổi, mọc 4 răng cửa dưới; từ 7 đến 9 tuổi, mọc 4 răng cửa trên; các răng còn lại, bao gồm răng nanh số 3, răng hàm nhỏ số 4, 5, răng hàm lớn số 6, 7 sẽ lần lượt mọc sau đó. Thứ tự thay răng hàm trên sẽ khác một chút so với thứ tự thay răng hàm dưới. Cụ thể, nếu thứ tự của hàm trên là răng cửa giữa – răng cửa bên – răng hàm nhỏ – răng nanh – răng hàm lớn thì thứ tự của hàm dưới là răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng hàm nhỏ – răng hàm lớn.
Răng hàm số 7 thường mọc khi trẻ 6 – 9 tuổi.
1.2. Yếu tố quyết định tốc độ thay thế răng sữa của răng vĩnh viễn
Khoảng thời gian giữa hai thời điểm răng sữa rụng và răng vĩnh viễn mọc, là nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố; trong đó, có hai yếu tố chính là:
– Loại răng cùng đặc điểm và vị trí của chúng: Thời gian thay răng một chân chỉ là vài tuần nhưng thời gian thay răng nhiều chân, như răng hàm nhỏ, răng hàm lớn có thể lên tới 1 – 2 tháng. Răng có vị trí thuận lợi thì thời gian mọc ngắn hơn răng có vị trí không thuận lợi, ví dụ như răng bị chèn ép bởi các răng khác.
– Thói quen của trẻ: Một số thói quen của trẻ cũng ảnh hưởng đến thời gian thay răng, ví dụ như thói quen sờ/chạm vào nướu, nơi răng sữa vừa rụng.
Mặc dù có thể nhanh, chậm tùy từng trẻ nhưng về cơ bản, việc thay răng sẽ kết thúc trước 10 tuổi. Sau 10 tuổi, nếu trẻ chưa mọc đủ răng vĩnh viễn, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám với chuyên gia để trẻ được khảo sát tình trạng mầm răng trong xương hàm.
Như vậy, răng hàm số 7 thường mọc khi trẻ 6 – 9 tuổi.
2. Trong giai đoạn thay răng, khi nào cần cho trẻ thăm khám với chuyên gia?
Trong giai đoạn thay răng, bố mẹ không nên tự nhổ răng cho trẻ tại nhà. Bởi tự nhổ răng tại nhà có thể khiến trẻ mất nhiều máu và tổn thương nướu. Chưa hết, trẻ có thể đưa tay sờ/chạm vào vị trí khuyết răng sữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm nhiễm trùng nướu. Thay vì tự nhổ răng tại nhà, bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng nha uy tín gần nhất, nha sĩ sẽ nhổ răng cho trẻ hoặc sẽ chỉ định trẻ chờ răng tự rụng, tùy thuộc tình trạng cụ thể của răng.
Tìm hiểu thêm: Sinh thiết tế bào là gì?
Thay vì tự nhổ răng tại nhà, bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng nha uy tín.
Trong một số trường hợp sau, trẻ chắc chắn cần được đưa đến phòng nha để nhổ răng:
– Răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn đã mọc: Trẻ cần được nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí.
– Răng sữa đã rụng nhưng răng vĩnh viễn vẫn thiếu chỗ để mọc: Nha sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc mài bớt răng sữa lân cận để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
3. Chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ như thế nào?
– Trẻ dưới 3 tuổi: Chỉ dùng bàn chải, không dùng kem đánh răng vì trẻ dễ nuốt kem đánh răng.
– Trẻ trên 3 tuổi: Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng bằng bàn chải và kem đánh răng, nhưng chỉ sử dụng một lượng ít kem. Tương tự bố mẹ, trẻ cũng nên vệ sinh răng bằng bàn chải và kem đánh răng 2 – 3 lần/ngày, trong 2 – 3 phút, sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Nên chải dọc hoặc chải tròn, không chải ngang. Bố mẹ nên lựa chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và kem đánh răng có chứa Flour cho trẻ. Bên cạnh bàn chải, cho trẻ sử dụng thêm các dụng cụ/sản phẩm khác để tối ưu hiệu quả vệ sinh răng miệng. Các dụng cụ/sản phẩm ấy có thể là chỉ nha khoa/tăm nước và nước súc miệng. Tương tự bàn chải và kem đánh răng, bố mẹ cũng nên lựa chọn chỉ nha khoa mềm và nước súc miệng có chứa Flour cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
Trẻ cũng nên vệ sinh răng bằng bàn chải và kem đánh răng 2 – 3 lần/ngày.
Ngoài vệ sinh răng miệng cẩn thận tại nhà, bố mẹ nên cho trẻ vệ sinh răng miệng chuyên sâu với nha sĩ mỗi 6 tháng. Việc đến phòng nha định kỳ cũng giúp trẻ được phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi răng hàm số 7 mọc khi nào. Theo đó, trong hầu hết các trường hợp, tất cả các răng vĩnh viễn, trong đó có răng hàm số 7, sẽ mọc trước năm trẻ 10 tuổi. Sau 10 tuổi, nếu trẻ chưa mọc đủ răng vĩnh viễn, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám với chuyên gia. Trong quá trình thay răng, nếu trẻ mọc răng vĩnh viễn trong khi răng sữa chưa rụng hoặc răng sữa đã rụng nhưng răng vĩnh viễn vẫn không có đủ chỗ để mọc, thì trẻ cũng cần được đưa đến phòng nha để làm thủ thuật nhổ răng và/hoặc mài các răng sữa lân cận.
Hy vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bố mẹ sẽ thành công trong việc chăm sóc toàn diện sức khỏe răng miệng của trẻ. Nếu còn băn khoăn về răng hàm số 7, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết thắc mắc một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.