Giải đáp chi tiết: Tại sao lại sâu răng

Tại Việt Nam, khoảng 90% dân số có các bệnh lý răng miệng; trong đó, 75% là sâu răng. Vậy, rốt cuộc sâu răng phát sinh như thế nào mà có nhiều người Việt bị sâu răng đến vậy? Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết chúng ta tại sao lại sâu răng. Hiểu được nguyên nhân sâu răng cũng giúp chúng ta rất nhiều trong dự phòng bệnh lý răng miệng này. Bởi thế, đừng bỏ lỡ, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Tại sao lại sâu răng

1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Tại sao lại sâu răng?

Bệnh lý sâu răng là kết quả hoạt động của một nhóm vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus mutans. Theo đó, quá trình sâu răng diễn ra như sau: Vi khuẩn Streptococcus mutans tạo mảng bám trên răng và chuyển hóa đường, có trong đồ ăn – thức uống, thành acid. Acid liên tục tấn công khoáng chất có trong men răng cho đến khi men răng mất khoáng chất hoàn toàn ở một hoặc nhiều vùng. Acid và vi khuẩn, thông qua các vùng xói mòn khoáng chất trên men răng, tràn vào và hủy hoại ngà răng. Acid và vi khuẩn, thông qua các vùng ngà răng tổn thương, tràn vào và hủy hoại tủy răng.

Tại sao lại sâu răng? Xem xét quá trình sâu răng, những nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh lý răng miệng này đã lộ diện, đó là:

– Bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ đồ ăn – thức uống nhiều đường.

Giải đáp chi tiết: Tại sao lại sâu răng

Bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ đồ ăn – thức uống nhiều đường có thể bị sâu răng.

– Bệnh nhân vệ sinh răng miệng không cẩn thận, kỹ lưỡng.

– Bệnh nhân có chứng khô miệng hoặc có bệnh lý giảm tiết nước bọt: Theo chuyên gia, nước bọt có khả năng vô hiệu hóa hoạt động của acid được vi khuẩn Streptococcus mutans chuyển hóa từ đường. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu có chứng khô miệng hoặc có bệnh lý giảm tiết nước bọt, bệnh nhân không có đủ “vệ sĩ” bảo vệ trước acid.

– Thiếu Flour: Quá trình chuyển hóa đường thành acid của vi khuẩn Streptococcus mutans có thể được ức chế bởi Flour. Thiếu Fluor, ở bệnh nhân, vi khuẩn Streptococcus mutans có thể tự tung tự tác mà không gặp bất kỳ một trở ngại gì đáng kể.

2. Dự phòng sâu răng: 99.9% hiệu nghiệm với 4 phương pháp đơn giản

Dự phòng sâu răng là nhiệm vụ không hề khó thực hiện, một khi chúng ta đã xác định được nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh lý răng miệng này. Dưới đây là 4 phương pháp dự phòng đơn giản nhưng hiệu nghiệm 99.9%, được chuyên gia khuyến cáo dựa trên 4 nguyên nhân phát sinh sâu răng.

2.1. Phương pháp thứ nhất – Hạn chế tiêu thụ đồ ăn – thức uống nhiều đường

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn – thức uống nhiều đường, như bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô và uống nước ngọt,… là phương pháp dự phòng sâu răng cơ bản nhất mà ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện. Cụ thể, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để hạn chế tối đa nguy cơ răng sâu, bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng đường nhỏ hơn 10% tổng lượng dinh dưỡng bạn dung nạp một ngày. Khi cơn thèm ngọt đến và bạn cảm thấy quá khó khăn để cưỡng lại chúng, hãy xoa dịu bản thân bằng những thực phẩm khác, lành mạnh hơn. Nếu dạ dày được lấp đầy, cơn thèm ngọt của bạn sẽ tiêu biến.

2.2. Phương pháp thứ hai – Vệ sinh răng miệng cẩn thận, kỹ lưỡng

– Sử dụng bàn chải: Việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải nên được thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, sau khi ăn ít nhất nửa giờ, trong 2 – 3 phút. Bàn chải sử dụng nên là bàn chải đầu nhỏ, lông mềm, thay mới mỗi 3 tháng. Kem đánh răng nên là kem có chứa Flour. Thao tác chải nên là chải dọc hoặc chải tròn, không chải ngang.

– Sử dụng chỉ nha khoa: Sau vệ sinh bằng bàn chải, chắc chắn ở một số kẽ răng vẫn còn mảng bám bàn chải không thể loại bỏ, hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch chúng.

– Sử dụng nước muối ấm pha loãng hoặc nước súc miệng diệt khuẩn, nước súc miệng chứa Flour, nước súc miệng chứa các hoạt chất tái tạo men răng,…: Nên được thực hiện sau vệ sinh bằng bàn chải và chỉ nha khoa.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp cao răng nằm ở đâu và cách xử trí hiệu quả

Giải đáp chi tiết: Tại sao lại sâu răng

Sâu răng có thể dự phòng hiệu quả bằng cách vệ sinh răng miệng cẩn thận, kỹ lưỡng.

2.3. Phương pháp thứ ba – Nhai kẹo cao su không đường thường xuyên

Nhai kẹo cao su không đường là phương pháp dự phòng sâu răng đơn giản mà hiệu nghiệm, không phải ai cũng biết nhưng ai cũng có thể thực hiện. Theo chuyên gia, kẹo cao su chứa Xylitol có thể kích thích tiết nước bọt, tăng độ pH mảng bám, hạn chế vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển. Kẹo cao su chứa Casein phosphopeptide-canxi photphat vô định hình (CPP-ACP) cũng có thể hạn chế vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển. Bởi thế, hãy lựa chọn hai loại kẹo cao su này để nhai thường xuyên bạn nhé.

2.4. Phương pháp thứ tư – Khám nha định kỳ với chuyên gia

Có một vấn đề rất đáng quan ngại về bệnh lý sâu răng, đó là ở giai đoạn đầu, sâu răng thường diễn tiến âm thầm với không một dấu hiệu nào. Để dự phòng tình huống sâu răng biến chứng đến mất răng trong những trường hợp này, cách duy nhất chúng ta có thể tiến hành là khám nha với chuyên gia ít nhất 6 tháng một lần. Địa chỉ khám nha bạn nên lựa chọn là những địa chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ – điều dưỡng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị y tế tân tiến, hiện đại. Tại đó, bạn sẽ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả sâu răng, nếu có.

Giải đáp chi tiết: Tại sao lại sâu răng

>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn II

Để dự phòng sâu răng, nên khám nha với chuyên gia ít nhất 6 tháng một lần.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi tại sao lại sâu răng. Theo đó, bạn có thể bị sâu răng nếu thường xuyên tiêu thụ đồ ăn thức uống nhiều đường; vệ sinh răng miệng kém; có chứng khô miệng, giảm tiết nước bọt và thiếu Flour. Để dự phòng sâu răng không hề khó, bạn có thể hạn chế nguy cơ sâu răng đến 99.9% bằng 4 cách đơn giản sau: Thứ nhất là hạn chế tiêu thụ đồ ăn thức uống nhiều đường; thứ hai là vệ sinh răng miệng bằng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa/tăm nước và nước súc miệng, 2 – 3 lần/ngày; thứ ba là nhai kẹo cao su không đường, chứa Xylitol hoặc Casein phosphopeptide-canxi photphat vô định hình và thứ tư là thăm khám với chuyên gia ít nhất 6 tháng/lần.

Nếu còn băn khoăn về bệnh lý răng miệng này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được giải đáp nhanh chóng, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *