Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò quan trọng trong sàng lọc bệnh ung thư ở người. Ngoài phát hiện bệnh, chụp MRI có thể phát hiện dấu hiệu tái phát, di căn của khối u ác tính. Vậy, kỹ thuật chụp MRI có phát hiện ung thư không? Thông tin chi tiết về phương pháp này, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: [Giải đáp] Chụp mri có phát hiện ung thư không?
1. Chụp MRI – kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chụp cộng hưởng từ khuếch tán toàn thân xóa nền. Kỹ thuật này thường áp dụng trong tầm soát dấu hiệu và di căn ung thư, theo dõi tình hình điều trị bệnh trên phạm vi toàn cơ thể.
So với kỹ thuật chụp cắt lớp PET/CT, chụp MRI được đánh giá cao hơn trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư. Do kỹ thuật hình ảnh mang tính chính xác, hiệu quả và an toàn cao đối với người khám.
Khác với chụp X-quang, chụp cắt lớp PET/CT cần can thiệp một lượng tia xạ để khảo sát các tạng bên trong cơ thể. Phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân MRI không cần sử dụng tia xạ nhưng vẫn thu được hình ảnh chính xác. Giúp phát hiện khối u bất thường ở vùng chụp sọ não, vùng cổ, cột sống, gan mật, tụy, lách, tử cung – phần phụ, tuyến tiền liệt,…
Kỹ thuật chụp MRI toàn thân
2. Chụp mri có phát hiện ung thư không?
Không ít người có chung một thắc mắc là “chụp MRI có phát hiện ung thư không?”. Bệnh ung thư là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Nguy hiểm hơn ung thư không gây ra bất cứ dấu hiệu rõ rệt nào trong giai đoạn đầu. Đây là điều khiến cho người bệnh chủ quan, bỏ lỡ cơ hội vàng để phát hiện sớm ung thư và điều trị hiệu quả.
Để sớm phát hiện và sàng lọc ung thư hiệu quả, việc sử dụng các gói tầm soát ung thư là điều cần thiết. Trong đó, áp dụng kỹ thuật chụp mri sẽ là trợ thủ đắc lực, giúp bác sĩ phát hiện ra các dấu hiệu tiền ung thư. Thậm chí chưa có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện trên cơ thể của bạn.
Hiện nay, kỹ thuật chụp MRI có khả năng phát hiện các khối u kích thước với kích thước siêu nhỏ. Điển hình như:
– Khối u trong dây thần kinh nội tiết ở tuyến giáp, tuyến tụy, u tế bào merkel, u tuyến thượng thận.
– Khối u trong xương như đa u tủy xương, Lymphoma, Sarcoma xương.
– Khối u nguyên phát trong ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt,…
– U biểu mô tế bào gan HCC.
– U biểu mô đường tiêu hóa ở dạ dày, đại trực tràng.
– U phần mềm.
– Khối u đường tiết niệu, sinh dục như ung thư tử cung, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô tế bào thận,…
Tìm hiểu thêm: Chụp MRI là gì? Những ưu điểm của phương pháp này
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh MRI an toàn với mọi đối tượng
3. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ MRI – Đối tượng nên chụp
3.1. Ưu điểm của kỹ thuật chụp MRI
So với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, chụp cộng hưởng từ MRI mang tới những ưu điểm vượt trội như sau:
– An toàn với tất cả mọi người, kể cả người đang mang bầu.
– Hình ảnh chẩn đoán chất lượng cao: Nhờ độ tương phản, có thể tái tạo hình 3D, mạch máu mà không cần can thiệp chất tương phản. Ngoài ra, kỹ thuật này có thể giúp phát hiện chính xác tổn thương trong cơ thể. Phát hiện vị trí khối u nhỏ hơn 3mm là u lành hay ác tính.
– Thao tác chụp nhanh, đơn giản: Bạn chỉ mất khoảng 45 – 60 phút để là có thể tiến hành thăm khám những bước tiếp theo.
– Kết quả chụp được đánh giá với độ chính xác cao, hỗ trợ lớn trong chẩn đoán cuối cùng.
>>>>>Xem thêm: Vai trò của chụp X-quang trong chẩn đoán hình ảnh lao phổi
Những người hút thuốc lá trong thời gian dài, có dấu hiệu ung thư,… đều nên chụp MRI
3.2 Ai được chỉ định chụp MRI?
Những đối tượng được bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI là:
– Người có nhu cầu tầm soát ung thư, thăm khám sức khỏe toàn thân.
– Người có tiền sử mắc bệnh ung thư hoặc có dấu hiệu mắc bệnh ung thư.
– Người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan, xơ gan, hút thuốc lá trong thời gian dài, công tác trong môi trường độc hại,…
– Người được chẩn đoán có khối u trong cơ thể, muốn xác định chính xác vị trí, tính chất, mức độ xâm lấn, tổn thương,…
Mặc dù chụp MRI đã được chứng minh độ an toàn với người bình thường, phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn chống chỉ định tuyệt đối với một số đối tượng sau:
– Người đã thay van tim.
– Phụ nữ mang thai ở kỳ đầu tiên.
– Người đang đặt máy thở,..
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI là điều quan trọng. Bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI. Tại đây, bạn sẽ được tiến hành thăm khám và đánh giá xem có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật này hay không. Nếu có, bạn sẽ trải nghiệm thăm khám với hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI hiện đại bậc nhất hiện nay. Hơn nữa, lựa chọn sàng lọc ung thư theo gói sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều so với thực hiện dịch vụ đơn lẻ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã phần nào giải đáp cho câu hỏi chụp MRI có phát hiện ung thư không. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc thuận lợi và bình an!