Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ thường e ngại khi thăm khám phải cởi bỏ quần áo. Vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc khi chụp X quang có phải cởi áo không? Liệu hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ chụp x quang có còn phải cởi áo? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc ngay bài viết sau.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Chụp X quang có phải cởi áo không?
1. Chụp X quang là gì?
Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng năng lượng tia X phát ra từ máy chụp X quang, chiếu xuyên qua cơ thể, phản ánh hình ảnh cấu trúc bộ phận trong cơ thể.
Từ hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổn thương (nếu có), chức năng của bộ phận cần chụp, qua đó đưa ra kết luận hoặc chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu hơn nhằm kết luận chính xác tình trạng bệnh trong trường hợp cần thiết.
Đây là kỹ thuật phổ thông được thực hiện tại nhiều cơ quan trên cơ thể, đang được ứng dụng tại hầu hết các bệnh viện hiện nay. Có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh, theo dõi tình trạng tiến triển bệnh hoặc tầm soát một số bệnh.
Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng năng lượng tia X phát ra từ máy chụp X quang, chiếu xuyên qua cơ thể, phản ánh hình ảnh cấu trúc bộ phận trong cơ thể.
2. Chụp X quang có phải cởi áo không?
Không ít chị em đi thăm khám về chia sẻ, ở một số cơ sở khi chụp x quang bác sĩ yêu cầu phải cởi bỏ toàn bộ quân, áo tại vùng cần chụp, có như vậy thì kết quả mới chính xác. Cũng chính vì vậy mà nhiều người, đặc biệt là phụ nữ khi có các vấn đề ở các khu vực “nhạy cảm” như phần ngực, phần xương hông, đùi,… thường e ngại khi chụp x quang sẽ phải cởi bỏ áo, quần trước mặt bác sĩ.
Để trả lời cho câu hỏi: chụp X quang có phải cởi áo không?
Câu trả lời là: tùy thuộc vào khu vực cần chụp, bạn có thể chỉ cần nới lỏng quần áo. Với trường hợp chụp x quang tim phổi đối với nữ giới, chỉ cần cởi bỏ áo lót mặc lớp áo mỏng do bệnh viện trang bị, hay ở phần hông sẽ trang bị quần mỏng để cho người bệnh mặc vào và khi mặc quần áo mỏng này khi chụp vẫn đảm bảo kết quả chính xác. Đối với nam giới có thể mặc áo mỏng hoặc có thể cởi trần khi chụp; khi chụp vùng xương chậu phía dưới, nam giới có thể là có thể mặc quần mỏng do bệnh viện trang bị và kết quả chụp x quang vẫn đảm bảo chính xác.
Điều cần đặc biệt lưu ý là: cả nam hay nữ giới khi chụp X quang đều phải cởi bỏ đồ trang sức hoặc bất kì vật dụng nào bằng bằng kim loại nào trên cơ thể khi chụp X quang. Điều này là để đảm bảo kết quả chụp không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị kim loại trên, giúp cho kết quả chính xác.
Tìm hiểu thêm: Điều cần biết về phương pháp chụp MRI sọ não
Hiện nay chụp X quang người bệnh có thể mặc bộ đồ mỏng, nhẹ do bệnh viện trang bị mà không phải cởi áo, quần như trước đây.
3. Chụp X quang có hại cho sức khỏe không?
Nhiều người lo lắng chụp x quang sẽ bị nhiễm xạ (nhiễm tia X), điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe như bị ung thư, trẻ em khi chụp x quang sẽ bị chậm lớn, phụ nữ mang thai chụp x quang có thể gây dị tật cho thai nhi, sinh non,….
3.1 Đối với người lớn
Điều bạn cần biết là chụp X quang đúng là có sử dụng một lượng nhỏ tia phóng xạ X. Nhưng ngưỡng phơi nhiễm này được cân nhắc là an toàn cho người lớn.
3.2 Phụ nữ mang thai
Chụp X quang không được đánh giá là an toàn đối với sự phát triển của thai nhi. Hãy nói với bác sĩ trước khi tiến hành chụp X quang nếu bạn đang có thai hoặc nghi ngờ rằng mình có thể mang thai. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không sử dụng tia phóng xạ X để chẩn đoán hoặc cân nhắc chụp X quang trong trường hợp thực sự cần thiết.
3.3 Đối với trẻ em
Lượng tia X khi chụp X quang đối với trẻ nhỏ cũng được các bác sĩ điều chỉnh ở mức phù hợp để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Việc chụp X quang sẽ không làm bé chậm lớn hay tăng nguy cơ mắc ung thư trừ khi bạn quá lạm dụng việc chụp X quang cho con. Vì vậy, khi thăm khám và có chỉ định chụp x quang, bạn hãy thông báo cho bác sĩ nếu con bạn mới chụp x quang hoặc chụp gần đây trong khoảng thời gian bao lâu, số lần bé chụp X quang (nếu nhớ). Đây sẽ là căn cứ để bác sĩ ra chỉ định, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con. Tuyệt đối, ba mẹ không tự ý cho trẻ chụp x quang khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày là gì và các vấn đề liên quan
Khi chụp x quang cho trẻ, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng tia x ở mức vừa phải phù hợp với lứa tuổi, cận nặng của trẻ và vẫn đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác.
Trong một số trường hợp, người bệnh chụp x quang sẽ phải tiêm thuốc cản quang để để kết quả chẩn đoán được chính xác. Hãy thông báo cho bác sĩ biêt nếu người bệnh có tiền sử bị dị ứng với một số thứ như: thuốc, thức ăn, … Bởi mặc dù dị ứng thuốc cản quang tuy hãn hữu xảy ra nhưng khi xảy ra có thể gây một số tác dụng phụ như:
– Phát ban
– Ngứa
– Chóng mặt
– Buồn nôn
– Có vị kim loại trong miệng
Ở một số trường hợp rất hiếm gặp, thuốc cản quang có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, tụt huyết áp hoặc ngừng tim. Vì vậy, người có cơ địa dị ứng cần phải thông báo cho bác sĩ khi có tiền sử dị ứng.
Hi vọng với những kiến thức hữu ích bên trên và câu trả lời cho câu hỏi chụp X quang có phải cởi áo không, đã giúp bạn tự tin hơn trong việc chủ động đi thăm khám sức khỏe hay không còn e ngại khi có chỉ định chụp x quang. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.