Có nên đeo kính lão thường xuyên không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Đặc biệt, nếu bạn đang ngoài 40 tuổi thì việc tìm hiểu thông tin này không hề thừa thãi. Theo nghiên cứu, lão thị là tình trạng phổ biến khi con người bước vào độ tuổi trung niên. Cũng có thể hiểu, lão thị mang tính tất yếu do yếu tố tuổi tác nên khó có thể tránh được.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Có nên đeo kính lão thường xuyên không?
1. Lão thị liệu có phải là viễn thị?
Đây là câu hỏi khá phổ biến khi nhiều người nhầm tưởng lão thị với viễn thị là một. Tuy nhiên, thực tế lão thị và viễn thị là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Lão thị là một tật khúc xạ xảy ra do tình trạng thoái hóa và giảm sút điều tiết ở mắt. Từ đó, dẫn đến việc tập trung nhìn rõ một vật bị suy giảm. Điều này cũng tương tự như hiện tượng tóc bạc, nếp nhăn xuất hiện theo thời gian thì ,… Điểm giống nhau duy nhất của lão thị và viễn thị là đều nhìn vật ở xa thì rõ, nhìn gần thì mờ dần.
Hình ảnh người bị lão thị khó nhìn mọi vật ở gần (minh họa)
Khác với lão thị, viễn thị là tật khúc xạ có thể mắc khi còn nhỏ tuổi. Với người già, lão thị chỉ là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, không phải thay đổi lớn về sinh lý cơ thể. Người mắc bệnh lý viễn thị dù nhìn xa hay gần đều cần điều tiết mắt, nhưng người lão thị thì chỉ khi nhìn gần mới cần.
Mắt viễn thị phải đeo kính hội tụ mới có thể nhìn rõ cả xa lẫn khoảng cách gần. Tương tự mắt lão thị cũng phải đeo kính hội tụ để nhìn gần, khi nhìn xa buộc phải bỏ kính ra.
2. Khi nào mới cần đeo kính lão?
Người trẻ thường chỉ hay mắc các tật khúc xạ phổ biến như cận/loạn nên thường bỏ qua các thông tin về kính lão. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có người đang độ tuổi ngoài 40 thì đây cũng là thông tin bổ ích dành cho bạn.
Không quá khó để nhận ra dấu hiệu lão thị ở người cao tuổi. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất là khi đọc sách báo sẽ khó khăn. Cụ thể do người bị lão thị không nhìn rõ mọi vật ở cự ly gần, nhưng đưa ra xa lại rõ nét. Có đôi khi người lão thị chỉ cần nhìn chữ 10 phút hơn là đã nhức mỏi và mờ mắt.
Muốn biết chính xác bạn có bị lão thị không thì cần phải tới bệnh viện chuyên khoa khám. Thường những người bị đái tháo đường, tật viễn thị, Glocom có nguy cơ cao lão thị sớm. Ngược lại, đối tượng đã mắc cận thị thì khả năng cao là lão thị sẽ muộn hơn.
3. Khi bị lão thị thì đeo kính gì?
Ngày nay, kính lão dùng khi đọc sách là cách phổ biến mà người lão thị chọn lựa. Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất khắc phục lão thị. Người bị lão thị có thể chọn giữa đeo kính gọng hoặc kính áp tròng, phẫu thuật… Nói riêng về kính lão bạn cũng có thể chọn:
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch
Lão thị ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn và cuộc sống người bệnh (minh họa)
3.1 Kính lão nguyên tròng
Kính lão nguyên tròng hỗ trợ mắt nhìn rõ các vật thể ở gần. Bạn chỉ phải tháo kính này khi cần nhìn vật ở xa. Giá kính đơn tròng rất rẻ, ai cũng có thể mua được. Đôi khi chỉ cần vài trăm ngàn bạn đã mua được một cặp kính lão sẵn độ.
3.2 Kính lão hai tròng
Kính lão 2 tròng sẽ được chia làm hai loại. Loại thứ nhất sẽ có đường kẻ ngang ở giữa, loại thứ hai cải tiến tối ưu hơn nên không có đường kẻ.
Nhược điểm của loại kính lão hai tròng là:
– Nếu bạn thay đổi đột ngột tầm nhìn từ xa – gần sẽ có thể có hiện tượng nhảy ảnh.
– Ở ranh giới của hai tròng thường sẽ có hiện tượng song thị.
– Tầm nhìn của mắt khi bị lão thị khi nhìn gần qua kính hai tròng này sẽ bị hẹp hơn.
3.3 Kính lão đa tròng
Kính lão đa tròng giúp người bị lão thị nhìn rõ cả xa lẫn gần chỉ bằng một thấu kính. Khi so sánh với các mẫu kính trên, kính đa tròng có nhiều ưu điểm hơn. Phải kể đến như là: tính thẩm mỹ cao, không có hiện tượng nháy ảnh hoặc song thị…
3.4 Kính áp tròng lão thị
Kính áp tròng lão thị thường có hai loại là: kính cứng thấm khí và kính mềm. Mẫu kính này sẽ kén người dùng hơn bình thường. Nếu khả năng mắt bạn thích nghi kém sẽ khiến hình ảnh không rõ, không có chiều sâu.
Tại Việt Nam, có rất nhiều cửa hàng bán kính lão nhất là tại các thành phố lớn. Không chỉ vậy, kính lão sẵn độ còn được bán sẵn trên mạng hoặc các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, kính lão thị là kính thuốc nên cần đến bệnh viện mắt thăm khám và cắt kính cẩn thận. Dựa vào tình trạng mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ xác định lão thị nặng hay nhẹ. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn chọn đúng kính và có các cách sử dụng hợp lý.
4. Giải đáp: Có nên đeo kính lão thường xuyên không?
Ngoài những câu hỏi về các loại kính lão thị, cách mua,… nhiều người còn thắc mắc: Có nên đeo kính lão thường xuyên không? Nhắc đến các loại kính thuốc nhiều người nhầm tưởng rằng đeo càng nhiều sẽ dễ bị lệ thuộc. Vậy những lo lắng này liệu có đúng?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân viêm loét giác mạc
Khách hàng đến thăm khám mắt tại Thu Cúc TCI (minh họa)
Như đã nói ở trên, thấu kính cho người lão thị chỉ giúp cải thiện tầm nhìn một phần. So với các bệnh về mắt khác, lão thị là tình trạng lão hóa tự nhiên của mắt và khó tránh khỏi. Chiếc kính lão thị chỉ giúp chúng ta nhìn rõ hơn chứ không làm mắt yếu đi. Thậm chí, nếu dùng kính lão đúng cách kết hợp với chăm sóc mắt hợp lý có thể giảm tình trạng lão hóa mắt. Đương nhiên bạn cũng không cần lo mắt lão thị tăng độ nhanh hơn hoặc lo bị phụ thuộc vào kính.
Thời gian đầu khi bị lão thị nhẹ, người bệnh không cần dùng kính thường xuyên. Nên đeo kính lão khi nhìn gần, xem tivi, điện thoại, đọc sách báo… Khi mắt lão tăng độ và dần nặng hơn thì bạn cần dùng kính nhiều hơn. Trường hợp lão thị quá nặng ảnh hưởng đến cuộc sống bạn có thể chọn phẫu thuật.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có đáp án cho câu hỏi: “có nên đeo kính lão thường xuyên không?”. Thực tế, không thể biết được tốc độ lão hóa mắt của mỗi người. Do đó, càng khó để dự đoán chính xác thời điểm mắt bị lão thị. Tốt hơn là bạn nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh lão thị. Chớ chủ quan vì lão thị cũng có thể xảy ra ở người dưới 40 tuổi nha.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.