Hiện nay, phẫu thuật cắt tử cung nội soi được biết đến là phương pháp tiến bộ trong y khoa với ưu điểm nhanh, ít đau và không để lại sẹo. Vì vậy, phương pháp này được áp dụng với những ai, được thực hiện như thế nào đang được nhiều người quan tâm đặc biệt chị em phụ nữ. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp hết thắc mắc liên quan đến phương pháp phẫu thuật này.
Bạn đang đọc: Giải đáp đầy đủ thông tin về phẫu thuật cắt tử cung nội soi
1. Phẫu thuật cắt tử cung là gì?
Trong cơ thể người phụ nữ, tử cung là bộ phận quan trọng có chức năng hỗ trợ sinh sản. Tử cung là nơi chứa trứng, trứng thụ tinh và phát triển, nuôi dưỡng thai nhi.Phẫu thuật cắt tử cung là khái niệm phổ biến trong y khoa. Đây là biện pháp can thiệp ngoại khoa thông dụng nhằm cắt tử cung của người phụ nữ khi tử cung bị tổn thương.
Cắt tử cung là phẫu thuật phổ biến trong y khoa
Cắt tử cung thường là sự biện pháp cuối cùng khi các biện pháp điều trị khác không đạt hiệu quả hoặc với mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị các bệnh tật khác nguy hiểm hơn. Bởi khi cắt tử cung đồng nghĩa việc phụ nữ mất hoàn toàn khả năng làm mẹ.
2. Phương pháp phẫu thuật cắt tử cung nội soi
2.1 Cắt cổ tử cung nội soi là gì?
Cắt tử cung nội soi là một phương pháp phẫu thuật thay thế cắt tử cung qua đường bụng và đường âm đạo truyền thống. Thông qua thành bụng, phương pháp sử dụng các dụng cụ đưa vào trong ổ bụng để thực hiện việc loại bỏ tử cung.Hiện nay, nội soi đang là thủ thuật ngoại khoa nâng cao được áp dụng phổ biến vì hiệu quả mang lại cho người bệnh: hồi phục nhanh và có tính thẩm mỹ cao khi không để lại sẹo xấu.
2.2 Cắt được áp dụng như thế nào?
Phương pháp phẫu thuật tử cung qua nội soi được chỉ định khi:
- Bệnh nhân mắc u xơ tử cung: thường áp dụng với u xơ có trọng lượng ít hơn 5,4 gam, chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng.
- Phụ nữ bị sa sinh dục, tử cung bị sa xuống âm đạo.
- Bị chảy máu ổ bụng dẫn đến hiện tượng rong kinh.
- Đau vùng xương chậu mãn tính: cắt bỏ tử cung có thể giảm thiểu tình trạng đau đớn. Với những trường hợp này sẽ cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa mới được thực hiện.
- Mắc ung thư: ung thư nội mạc, ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hoặc các bệnh lý có thể gây nên ung thư.
- Phụ nữ sau khi thực hiện nạo hút thai trứng cũng có thể được chỉ định cắt tử cung
Mặt khác, phụ nữ có kích thước tử cung quá lớn, đã thực hiện mổ nhiều lần, hoặc mắc ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối thì không được áp dụng cắt cổ tử cung bằng nội soi.
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh ung thư vú chị em cần biết
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối không được cắt tử cung nội soi
2.3 Ưu điểm cắt cổ tử cung nội soi
Cắt tử cung nội soi đang được đánh giá là phương pháp được ưa chuộng bởi có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác:
- Giảm tổn thương cho bệnh nhân: khi mổ nội soi, người bệnh thường có cảm giác ít đau sau mổ hơn phương pháp trước đây. Cảm giác đau hầu như chỉ xảy ra từ 1-2 ngày sau khi mổ.
- Rút ngắn thời gian hồi phục: với chị em phụ nữ có thể trạng tốt thì hoàn toàn có thể đi lại, ăn uống và sinh hoạt bình thường vào ngày hôm sau. Trong khi đó, phương pháp mổ khác khiến bệnh nhân mất từ 3-5 ngày.
- Tiết kiệm chi phí nằm lưu viên, thuốc điều trị giảm đau sau khi cắt.
- Có tính thẩm mỹ cao: đây là một ưu điểm khiến cho mổ nội soi ngày càng chiếm ưu thế đối với các chị em phụ nữ. Mổ nội soi gần như không nhìn thấy sẹo, bởi lỗ mổ rất nhỏ chỉ khoảng 0,5 cm, thành bụng hoàn toàn không có sự xuất hiện của sẹo xấu.
- Hạn chế được biến chứng sau mổ: 20-25% bệnh nhân thực hiện mổ nội soi không gặp biến chứng thông thường khi mổ xong như: nhiễm trùng, xuất huyết trong hoặc sau phẫu thuật, tổn thương các cơ quan trong ổ bụng,…
2.4 Những tai biến có thể gặp phải khi cắt tử cung bằng nội soi
Những biến chứng thường xảy ra trong giai đoạn đưa ống nội soi vào cơ thể người bệnhBên cạnh ưu điểm, phương pháp này cũng không thể tránh khỏi tai biến sau khi bệnh nhân mổ xong. Những tai biến chủ yếu gặp phải trong giai đoạn bơm khí màng bụng và đưa ống nội soi vào trong cơ thể bao gồm:
- Biến chứng tim mạch: có khoảng 17% bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn nhịp tim nhẹ, tai biến ngừng tim dường như không xảy ra khi chỉ chiếm 0,03%.
- Biến chứng đường hô hấp và thuyên tắc mạch khí: là biến chứng hiếm gặp, xảy ra trong giai đoạn bơm hơi hoặc sau phẫu thuật. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân thường bị tăng áp lực tĩnh mạch, phù phổi, loạn nhịp thất.
Tuy nhiên những trường hợp bệnh nhân bị tai biến khi mổ nội soi thường ít gặp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các biện pháp phẫu thuật tử cung khác. Vì vậy, nội soi vẫn là phương pháp mổ được áp dụng phổ biến trong y khoa.
3. Các biện pháp cắt tử cung khác
3.1 Mổ cắt tử cung qua đường âm đạo
Đây là phương pháp mổ cắt theo đường từ ấm đạo đến tử cung, phần bị cắt sẽ được đưa ra ngoài âm đạo. Do đường cắt bên trong nên không để lại sẹo, ít gây mất máu, vì vậy sẽ hạn chế tối đa được những tai biến sau mổ cho người bệnh như nhiễm trùng máu.
3.2 Phẫu thuật bằng rô-bốt
Kỹ thuật này là bước tiến so với phương pháp nội soi khi có sự hỗ trợ của robot. Bác sĩ sẽ điều khiển robot để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Đây còn được gọi là: “Nội soi qua thành bụng với sự hỗ trợ của rô-bốt”.
>>>>>Xem thêm: Chị em đã biết về chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm?
Phương pháp phẫu thuật bằng robot là bước tiến mới khi có sự hỗ trợ của AI
3.3 Phẫu thuật cắt tử cung qua vết mổ ở bụng
Phụ nữ bị ung thư tử cung hoặc có khối u lớn trong tử cung là đối tượng bị chỉ định áp dụng phương pháp này.Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ngang ở bụng, khoảng 10cm và đưa tử cung ra ngoài qua vết rạch. Đây là phương pháp ít được sử dụng vì gây đau đớn, thời gian hồi phục lâu và sẽ để lại sẹo cho người bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ thành công phương pháp này khá cao vì bác sĩ có thể quan sát được tử cung và bộ phân xung quanh trong quá trình mổ.Cho đến hiện nay có nhiều phương pháp mổ cắt tử cung trong đó nội soi được áp dụng nhiều nhất bởi tối ưu mà phương pháp này mang lại. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng kĩ thuật này, sẽ tùy vào thể trạng và đặc tính bệnh lý của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.