Giải đáp: Đẻ mổ dọc hay ngang? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

Có hai phương pháp được lựa chọn trong đẻ mổ là đẻ mổ dọc và đẻ mổ ngang. Phương pháp nào cũng có ưu điểm, nhược điểm riêng biệt phù hợp với từng tình trạng cụ thể của các mẹ bầu. Việc lựa chọn phương pháp nào tốt hơn và tất tần tật các cách chăm sóc vết mổ sau sinh ra sao sẽ được Thu Cúc TCI giải đáp dưới đây

Bạn đang đọc: Giải đáp: Đẻ mổ dọc hay ngang? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

1.1 Đẻ mổ là gì?

Đẻ mổ hay còn gọi là mổ lấy thai, mổ bắt con là quá trình lấy em bé ra ngoài thông qua vết rạch ở vùng bụng và tử cung của mẹ.

Những mẹ đã có tiền sử đẻ mổ lần 1 thì vẫn có thể đẻ thường nhưng khả năng phải mổ lấy thai sẽ cao hơn. Do vậy các mẹ cũng nên chú ý thời gian giữa 2 lần mang thai ( cách nhau ít nhất 18 -24 tháng ) để đảm bảo sức khỏe. Đẻ mổ càng nhiều gặp càng nhiều nguy cơ và mức độ nguy hiểm càng cao.

1.2 Khi nào thì đẻ mổ

Thông thường, thai phụ sẽ được bác sĩ đẻ thường ( qua ngã âm đạo ), thuận tự nhiên để nhanh hồi phục và mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Nhưng đối với một số trường hợp tình trạng sức khỏe và an toàn của hai mẹ con không đáp ứng được yêu cầu thì bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ. Ví dụ như tình trạng sức khỏe mẹ không tốt, mẹ bị nhiễm các bệnh có thể lây nhiễm cho bé khi sinh qua ngã âm đạo như HIV, viêm gan B,..hay thai nhi bị ngạt, suy thai, sa dây rốn,..cũng phải mổ lấy thai.

Giải đáp: Đẻ mổ dọc hay ngang? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

Đẻ mổ được chỉ định trong những trường hợp mẹ không thể sinh thường

Đẻ mổ có thể là chủ động hay chỉ định cấp cứu tùy vào từng trường hợp cụ thể.

2. Ưu nhược điểm của đẻ mổ dọc và đẻ mổ ngang? Nên chọn phương pháp nào?

Ở từng trường hợp đẻ mổ chỉ định, bác sĩ sẽ có phán đoán và chọn phương pháp đẻ mổ dọc hay ngang cho thích hợp. Thông thường vết mổ đẻ dao động trong khoảng 12 – 17cm, kích thước này được cho biết là có lợi nhất cho người mẹ.

2.1 Ưu, nhược điểm của đẻ mổ dọc

Đẻ mổ dọc là cách mổ kinh điển, truyền thống. Một vết rạch từ chính giữa bụng, chạy dài từ dưới rốn đến vùng xương mu.

Ưu điểm:

– Thích hợp với đẻ mổ cấp cứu, tối cấp như vỡ tử cung, thai ngoài tử cung mất máu nhiều, thai nằm ở vị trí bất thường.

– Thực hiện nhanh chóng cũng như khá đơn giản.

– Trong các trường hợp sản phụ gặp vấn đề cần mở rộng vết mổ thì mổ dọc hoàn toàn đáp ứng được mà không bị mất quá nhiều máu.

Nhược điểm:

– Vết mổ dọc gây đau hơn vết mổ ngang

– Nguy cơ sẹo lồi khá cao mất thẩm mỹ

– Thời gian lành sẹo khá lâu

2.2 Ưu, nhược điểm của đẻ mổ ngang

Theo một số thống kê, hơn 90% các ca đẻ mổ hiện nay sử dụng đẻ mổ ngang. Đây là vết mổ được rạch ngay trên vùng xương mu ( gần trùng với nếp lằn ngang vùng mu )

Ưu điểm:

– Kỹ thuật cao hơn so với mổ dọc

– Nguy cơ sẹo thấp, thẩm mỹ hơn

– Ít chảy máu

Nhược điểm:

– Thời gian mổ lâu hơn

– Không thể mở rộng được vết mổ quá lớn

2.3 Nên chọn đẻ mổ dọc hay đẻ mổ ngang?

Ở mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng hoàn cảnh, tình trạng của sản phụ. Trước khi phẫu thuật mổ lấy thai các bác sĩ sẽ cân nhắc và chọn loại nào phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả mẹ và bé giảm thiểu tối đa biến chứng có thể mắc phải đi đẻ mổ.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chí lựa chọn nha khoa niềng răng phù hợp

Giải đáp: Đẻ mổ dọc hay ngang? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

Bác sĩ sẽ đưa ra phương án đẻ mổ dọc hay đẻ mổ ngang phù hợp dựa trên tình hình thực tế

Việc chọn lựa giữa đẻ mổ dọc hay đẻ mổ ngang việc này rất khó có thể xác định. Nhưng với tỉ lệ hơn 90% thì có thể thấy các bác sĩ sẽ lựa chọn mổ ngang cho sản phụ, còn ở một số trường hợp cấp cứu thì mổ dọc sẽ được ưu tiên.

3. Lưu ý những vấn đề liên quan đến chăm sóc vết mổ sau sinh:

Đẻ mổ sẽ phải lưu viện lâu hơn đẻ thường ( khoảng 4-5 ngày ), phần lớn các vết mổ được dùng chỉ tự tiêu nên mẹ không cần đi viện rút chỉ.

Chăm sóc vết mổ là điểm mà các mẹ đẻ mổ cần cực kì lưu tâm và cẩn thận. Nếu chăm sóc không đúng cách thì vết mổ lâu lành mà còn có thể để lại sẹo, thậm chí nguy hiểm hơn mẹ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cực cao, gặp nhiều biến chứng.

3.1 Vệ sinh vết mổ

– Giữ vết thương khô thoáng. Dùng Betadine hoặc Povidine 10% để vệ sinh sạch sẽ vết mổ

– Đảm bảo tay sạch khi chạm vào vết mổ

– Khi vết thương đã lành thì sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm sẹo sau sinh

3.2 Dinh dưỡng

– Nên tránh những thực phẩm có tính hàn khiến cho vết mổ lâu lành hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Mẹ ngoài bổ sung đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và cho con bú thì cũng cần tránh một số loại thực phẩm có nguy cơ gây sẹo như đồ nếp, thịt gà, rau muống, một số loại hải sản,..

3.3 Vận động

– Những ngày đầu sau mổ mẹ nên vận động nhẹ nhàng, theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Không nên mang vác vật nặng tránh rách vết mổ

– Sau 1 tháng khi mổ mới nên hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ. 8 tuần trở đi thì thể dục như bình thường

3.4 Chú ý những bất thường ở vết mổ và thăm khám kịp thời

Nếu xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây các mẹ cần lưu ý đến các cơ sở y tế để thăm khám vì rất có thể đã bị bục vết mổ hay nhiễm trùng,..

– Vết mổ sưng tấy, xuất hiện dịch và mủ, có mùi hoặc bị chảy máu.

– Mẹ xuất hiện tình trạng sốt cao ( >38 độ C )

– Mẹ bị đau bụng, tiểu buốt, rát, âm đạo có mùi, dịch.

Các mẹ nên lựa chọn những bệnh viện uy tín có chuyên khoa sản có trình độ cao, chất lượng dịch vụ máy móc hiện đại để làm địa điểm sinh mổ, thăm khám sau sinh.

Giải đáp: Đẻ mổ dọc hay ngang? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

>>>>>Xem thêm: Tại sao phải chăm sóc răng miệng khoa học mỗi ngày?

Chiếu tia Plasma sau sinh làm nhanh lành vết mổ, vết khâu cho mẹ

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, với dịch vụ Thai sản trọn gói, mẹ bầu sẽ được hưởng nhiều dịch vụ chăm sóc, thăm khám chất lượng:

– Mẹ được các y bác sĩ đầu ngành Sản khoa dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và đỡ đẻ, mổ đẻ. Không những vậy, mẹ được theo dõi trước- trong- sau sinh một cách toàn diện về tình trạng sức khỏe, đảm bảo “vượt cạn” thành công, phục hồi sau sinh tốt.

– Mẹ được thăm khám theo lộ trình khám thai rõ ràng đúng các mốc quan trọng, có chế độ tự đông nhắc lịch để tránh bỏ quên lịch khám giúp phát hiện sớm được các bất thường nếu có.

– Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất như máy đo Monitor, máy siêu âm 5D, siêu âm màu Doppler,.giúp phát hiện và xử lý kịp lúc các tai biến sản khoa

– Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn nhiều cơ sở phòng khám thuận tiện cho mẹ khám và siêu âm theo dõi thai kỳ gần nhà và ngoài những lần khám thai theo lịch khám nếu mẹ bầu có nhu cầu có thể khám thai không giới hạn với bác sĩ.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc đẻ mổ dọc hay đẻ mổ ngang và các cách chăm sóc vết mổ sau sinh cho các mẹ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI nhé

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *