Giải đáp: Đeo kính ortho k có hết cận không

Hiện nay, phương pháp điều chỉnh cận thị Ortho K là giải pháp được rất nhiều phụ huynh và các bạn trẻ quan tâm cũng như chọn lựa bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Với Ortho K người dùng không phải đeo kính vào ban ngày mà vẫn có thể thỏa mái tham gia các hoạt động thường ngày. Vậy có thắc mắc rằng đeo kính ortho k có hết cận không? Phương pháp Ortho K có ưu điểm gì, có an toàn không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời cho các vấn đề quanh kính Ortho K này nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Đeo kính ortho k có hết cận không

1. Hiểu rõ về kính Ortho K

Kính Ortho K là kính áp tròng cứng, sử dụng để điều trị các tật khúc xạ ở mắt như cận thị (hoặc viễn và loạn thị). Nhờ cơ chế định hình lại giác mạc của người cận thị về trạng thái như người bình thường mà chỉ sau 1 đêm sử dụng, mắt có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần đeo kính. Lý giải điều này, ở người cận thị các thành phần quang học như giác mạc, nhãn cầu, thủy tinh thể… có sự bất thường, làm ánh sáng đi vào mắt không rơi đúng trên võng mạc mà rơi phía trước, gây nên nhìn mờ nhòe.

Giải đáp: Đeo kính ortho k có hết cận không

Kính Ortho K có hình dáng tương tự kính áp tròng mềm (minh họa).

Đối tượng sử dụng Ortho-K bao gồm:

– Trẻ em chưa đủ tuổi phẫu thuật mắt và người không đủ điều kiện phẫu thuật do bệnh lý nền đặc thù.

– Những người gặp tình trạng tăng độ cận quá nhanh.

– Những người có độ cận từ 12 độ trở lên hoặc loạn thị 5 độ.

– Người lao động trong các ngành công việc đặc thù như tiếp viên, nhân viên tòa án, vận động viên, hoặc những người có nhu cầu đặc biệt.

2. Giải đáp việc đeo kính Ortho k có hết cận không?

Ortho-k (Orthokeratology) có thể giúp mắt nhìn rõ vào ban ngày mà không cần kính gọng đồng thời cũng hạn chế tăng độ cận thông qua hiệu chỉnh giác mạc khi đeo nó vào ban đêm. Tuy nhiên, để trả lời cho việc đeo kính Ortho k có hết cận không thì câu trả lời là Ortho K không thể làm bạn hết độ cận vĩnh viễn được. Khi bạn ngừng sử dụng kính Ortho K dù chỉ 1 đêm thì độ cận của bạn sẽ quay trở lại như cũ.

Do Ortho K chỉ có tác dụng định hình giác mạc trong thời gian ngắn nên người dùng cần phải đeo kính thường xuyên mới có hiệu quả tốt nhất.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng kính áp tròng cứng có thể làm giảm độ cận hoặc làm chậm tiến trình gia tăng độ cận ở trẻ nhỏ. Phụ huynh muốn áp dụng phương pháp này cho trẻ cần đến khám và nghe tư vấn cụ thể từ bác sĩ xem trẻ có phù hợp hay không rồi mới có thể quyết định. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến khả năng chăm sóc và vệ sinh kính áp tròng cứng Ortho K của con trong suốt quá trình sử dụng. Bởi vì, kính áp tròng Ortho K ôm sát vào bề mặt giác mạc trong khoảng 7-8 tiếng nên cần yêu cầu cao về vệ sinh và bảo quản sao cho đúng cách.

Nếu muốn chữa tật cận thị hoàn toàn và không cần đeo kính thì bạn có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật. Khi bạn trên 18 tuổi và có độ khúc xạ ổn định, bác sĩ sẽ xem xét việc bạn có phù hợp để phẫu thuật như LASIK hoặc SMILE.

3. Ưu nhược điểm của kính áp tròng cứng Ortho K là gì?

Tương tự như các biện pháp khắc phục tật cận thị khác, kính Ortho K cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu lần lượt ưu điểm và nhược điểm của kính áp tròng cứng ngay dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm: Cần làm gì khi bị lẹo ở mắt? Nguyên nhân và cách điều trị

Giải đáp: Đeo kính ortho k có hết cận không

Bác sĩ TCI sẽ kiểm tra mắt của khách hàng kỹ càng trước khi chọn kính Ortho K.

3.1 Ưu điểm

– Cảm nhận được tầm nhìn rõ ràng hơn mà không cần sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng vào ban ngày.

– Linh hoạt trong việc điều chỉnh kính phù hợp với từng người.

– Quá trình đeo kính hoàn toàn nhẹ nhàng và không gây ra cảm giác đau rát.

– Thích hợp để kiểm soát cận thị cho trẻ em.

– Tuân thủ quy trình tháo lắp và vệ sinh kính sẽ giảm thiểu nguy cơ phát sinh các vấn đề biến chứng.

– Chi phí của kính Ortho K tốt hơn so với chi phí phẫu thuật khúc xạ.

3.2 Nhược điểm

– Trong giai đoạn đầu sử dụng, việc đeo kính này có thể gây ra các tình trạng như chảy nước mắt, tăng tiết dịch mắt và làm mờ tầm nhìn. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ mang tính tạm thời và không gây hại đối với giác mạc.

– Quá trình điều trị bằng kính Ortho K yêu cầu thời gian từ vài ngày đến một tháng để đạt được hiệu quả mong muốn, tùy thuộc vào độ lệch cận ban đầu. Cận thị nhẹ có thể cần 2-3 ngày để khôi phục thị lực, trong khi cận thị nặng có thể mất hơn 1 tuần.

– Việc lắp đặt hoặc tháo kính Ortho K đòi hỏi sự cẩn thận và tuân thủ đầy đủ các bước thực hiện.

4. Đeo kính Ortho K có thực sự an toàn hay không?

Đeo kính Ortho K khá an toàn với mắt cận bởi tính không xâm lấn, không sử dụng vào ban ngày,… Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên khi sử dụng kính Ortho K cần có sự giám sát của người lớn để đảm bảo đeo đúng cách, giữ vệ sinh cho tay và kính. Số ít trường hợp có thể gặp vấn đề viêm giác mạc do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng nếu sử dụng kính áp tròng cứng sai cách. Vậy nên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi sử dụng loại kính áp tròng cứng này.

Giải đáp: Đeo kính ortho k có hết cận không

>>>>>Xem thêm: Bong võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Khách hàng đang thử kính Ortho K tại TCI (minh họa).

5. Lưu ý để tránh làm vỡ kính Ortho K

Để tránh tình trạng vỡ kính Ortho-K, cần lưu ý một số thói quen sau:

– Hạn chế tác động mạnh lên kính, đặc biệt là khi kính rơi xuống bề mặt phẳng. Thay vì sử dụng tay để nhấc kính, nên trượt kính đến mép bề mặt và sau đó đẩy kính vào lòng bàn tay hoặc sử dụng dụng cụ hút.

– Tránh dùng lực kéo kính quá mạnh từ dụng cụ hút. Nếu gặp khó khăn khi lấy kính, hãy đẩy nhẹ tay để trượt kính ra khỏi điểm hút thay vì cố gắng kéo kính ra.

– Cẩn trọng khi làm sạch kính để tránh ma sát mạnh gây cong và làm vỡ kính.

– Mặc dù rất hiếm, nhưng để tránh trường hợp kính vỡ khi đang đeo, cần tránh va chạm với vật thể lạ hoặc đảm bảo rằng quy trình tháo kính được thực hiện chính xác và không áp dụng tác động mạnh.

Hy vọng những giải đáp của chúng tôi về việc đeo kính Ortho K có hết cận không hữu ích với bạn. Nếu bạn còn băn khoăn không biết bản thân có phù hợp với loại kính này không, hãy ghé Thu Cúc TCI ngay để được tư vấn và thử kính miễn phí nha.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *