Giải đáp: Hen suyễn là bệnh gì

Bệnh hen suyễn là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh hen suyễn là gì? nguyên nhân gây bệnh do đâu? bài viết dưới đây là thông tin nói về bệnh hen suyễn.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Hen suyễn là bệnh gì

1. Bệnh hen suyễn là gì? Những triệu chứng của bệnh

Bệnh hen suyễn còn được biết đến với một cái tên gọi khác là bệnh hen phế quản. Đây là một bệnh lý mạn tính liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp. Khi những cơn hen suyễn xuất hiện phần niêm mạc của ống phế quản sẽ có những dấu hiệu như sưng, viêm nhiễm và rất dễ bị kích ứng. Những tác động như vậy sẽ khiến cho những đường dẫn khí dần dần bị thu hẹp lại, đồng thời lưu lượng không khí trao đổi ở phổi cũng sẽ bị giảm đi đáng kể.

Khi chứng phù nề ngày càng nghiêm trọng thì đường ống dẫn khí cũng sẽ thu hẹp lại. Lúc này, người bệnh cũng sẽ đối diện với những triệu chứng cực kỳ khó chịu như khò khè hay khó thở.

Một vài triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn như:

– Ho nhiều.

– Khi thở xuất hiện tiếng khò khè hoặc tiếng rít.

– Hụt hơi.

– Cảm giác đau, tức ngực.

– Khó ngủ do khó thở.

Giải đáp: Hen suyễn là bệnh gì

Bệnh hen suyễn là một bệnh lý mạn tính liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp.

2. Bệnh hen suyễn do những nguyên nhân nào gây ra?

Thông thường, bệnh hen suyễn xuất hiện là do những nguyên nhân điển hình sau đây:

– Do các bệnh nhiễm trùng như bệnh viêm xoang, bệnh cảm lạnh hoặc bệnh cúm.

– Những tác nhân gây dị ứng ví dụ như phấn hoa, các loại nấm mốc, lông chó, mèo hoặc bụi mịn,…

– Các hoạt chất gây kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh hoặc các loại hóa chất.

– Không khí ô nhiễm.

– Do nhiệt độ lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân khiến những cơn hen suyễn xuất hiện.

– Những cảm xúc quá mạnh như bị lo lắng hoặc căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân gây bệnh.

– Bị dị ứng với thuốc.

– Dị ứng chất bảo quản thực phẩm.

3. Chẩn đoán bệnh hen suyễn

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp kiểm tra cần thiết nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý.

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Đầu tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu thông tin về các biểu hiện lâm sàng trong thời gian gần đây cũng như tiền sử mắc bệnh của người đi khám. Một số triệu chứng phổ biến và điển hình của bệnh hen suyễn đó là:

– Khó thở, thở gấp, hụt hơi, khi thở xuất hiện tiếng rít hoặc khò khè.

– Ho khan, đờm nhiều, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm.

– Đau tức và cảm giác nặng ngực.

– Khó ngủ, mất ngủ do ho nhiều hoặc khó thở.

3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để xác định tình trạng hen suyễn chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng sau:

– Sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh kế để hỗ trợ bác sĩ đưa ra kết luận khẳng định về bệnh cũng như mức độ cơn hen.

– Đo chức năng hô hấp trong cơn hen và test hồi phục phế quản giúp chẩn đoán xác định tình trạng bệnh và phân biệt với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Thử nghiệm Oxit Nitric thở ra qua đầu ống gắn với máy đo Nitric Oxide. Khi đường thở viêm thì nồng độ của hợp chất này trong hơi thở sẽ tăng cao.

– Chup X – quang phổi nhằm xác định những bất thường bên trong đường thở.

– CT lồng ngực giúp đánh giá toàn diện phổi bằng hình ảnh chi tiết, phát hiện được các tổn thương, tình trạng viêm trong đường hô hấp hoặc những trường hợp đặc biệt như giãn phế nang, phổi có nốt mờ,…

– Test dị ứng cho biết cơ thể phản ứng mẫn cảm với các dị nguyên. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả trong chẩn đoán mà còn giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ làm bùng phát cơn hen.

– Xét nghiệm đờm nhằm kiểm tra bạch cầu ái toan.

Tìm hiểu thêm: Đừng bỏ qua 10 triệu chứng khó nói ở “vùng kín”

Giải đáp: Hen suyễn là bệnh gì

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp kiểm tra để chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý.

4. Phương pháp điều trị hen suyễn

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và bắt đầu điều trị hen suyễn sớm. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp để cải thiện chứng bệnh như thuốc kháng viêm corticoid, thuốc giãn phế quản. Bên cạnh đó, người bị hen suyễn cũng cần lưu ý một số điều sau:

– Để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn sau khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng kế hoạch điều trị.

– Khi bệnh hen đã được kiểm soát tốt, người bệnh cần tuân thủ các quy trình điều trị thuốc và thời gian tái khám để duy trì hiệu quả bệnh.

5. Phòng ngừa hiệu quả bệnh hen

Để bệnh hen suyễn không phát triển và tránh các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Bỏ các loại thuốc lá bao gồm thuốc lá điện tử.

– Thường xuyên tập luyện giúp cải thiện thể trạng tốt hơn. Tuy nhiên cần chọn bài tập vừa phải, tránh tập nặng, quá sức.

– Không sử dụng các loại thuốc có nguy cơ khởi phát tình trạng hen suyễn. Trong trường hợp cần sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.

– Ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách ưu tiên bổ sung rau củ, trái cây tươi.

– Giữ gìn vệ sinh, nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ để hạn chế nguy cơ hen suyễn do khói bụi, nấm mốc, ..

– Không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

– Tránh vận động quá sức khi trời lạnh.

– Nếu đang bùng phát dịch bệnh đường hô hấp thì không tụ tập đông người để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

– Kiểm soát cảm xúc, tránh để bản thân sợ hãi, tức giận, lo âu bởi đây cũng là nguyên nhân gây ra những cơn hen suyễn cấp tính.

– Tập luyện hít thở theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Chủ động tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cũng rất cần thiết.

Giải đáp: Hen suyễn là bệnh gì

>>>>>Xem thêm: Những sự thật thú vị về phổi, bạn đã biết chưa?

Tập luyện hít thở theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin về bệnh hen suyễn là gì cũng như nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh. Chuyên gia lưu ý mỗi người nên tự chủ động chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo để thực hiện thăm khám, điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *