Không chỉ khiến mọi người thiếu tự tin khi nói chuyện, giao tiếp mà hôi miệng còn cảnh báo sức khỏe răng miệng đang bị đe dọa, cần phải được điều trị kịp thời. Vậy hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
1. Tìm hiểu về hôi miệng
Theo nhiều nghiên cứu, có tới hơn 40% dân số mắc tình trạng hôi miệng. Hôi miệng hay còn được gọi là hơi thở có mùi, là tình trạng mùi hôi phát ra trong khoang miệng của mọi người. Hôi miệng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào với các mức độ từ nhẹ cho tới nghiêm trọng.
Hơi thở có mùi do sự kết hợp, phản ứng của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi trong khoang miệng. Do đó, mọi người có thể dễ dàng nhận biết bản thân hoặc người đối diện có bị hôi miệng không thông qua hơi thở khi nói chuyện, ăn uống…
Tình trạng hôi miệng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Khi bị hôi miệng, mọi người thường rất dễ cảm thấy tự ti và e ngại trong giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hôi miệng như do ăn uống, mắc bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân…
Hôi miệng là tình trạng hơi thở cò mùi do phản ứng của các hợp chất lưu huỳnh trong khoang miệng
2. Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Các chuyên gia về nha khoa nhận định, hôi miệng không phải là bệnh mà có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:
2.1. Các bệnh lý răng miệng
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng là do mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm như:
– Viêm lợi
– Viêm nha chu
– Sâu răng
– Viêm tủy răng
– Viêm quanh chóp
– Áp xe tủy răng
– Viêm xương hàm…
Vi khuẩn, vi sinh vật có hại là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm kể trên. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn không chỉ tấn công răng nướu mà còn gây hôi miệng bởi sự phản ứng của các chất lưu huỳnh. Ngoài ra, các chất thải của vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cũng thường khiến cho khoang miệng của mọi người có mùi hôi, khó chịu.
2.2. Các bệnh lý toàn thân
Không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe toàn thân đang bị đe dọa bởi các bệnh lý nguy hiểm sau đây:
– Bệnh về phổi: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, ung thư phổi… khiến hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn, mùi hôi từ dịch nhầy tích tụ tại cơ quan này theo đường thở thoát ra ngoài.
– Bệnh về đường hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… cũng là những bệnh lý thường gây ra mùi khó chịu trong hơi thở của mọi người.
– Bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản khiến thức ăn bị đọng lại hoặc trào lên vùng vòm họng khiến hơi thở có mùi hôi.
– Bệnh gan như suy gan, ung thư gian,… khiến khả năng phân giải độc tố bị suy yếu, nồng độ amoniac trong máu tăng cao làm cho hơi thở thường có mùi nồng khó chịu.
– Bệnh mạn tính, tiểu đường… khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hôi miệng dễ dàng tấn công.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn phân biệt nốt ruồi có ung thư
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì theo các bác sĩ nha khoa là dấu hiệu của một số bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân
3. Chăm sóc răng ngừa hôi miệng
Theo các bác sĩ Nha khoa Thu Cúc TCI, xây dựng một chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học có thể cải thiện tình trạng sức khỏe hàm răng và ngăn ngừa hơi thở có mùi.
– Đánh răng: Ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa Flour, sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh và súc miệng kỹ lưỡng sau khi vệ sinh răng miệng. Đối với những vị trí khó chải răng như kẽ răng, mọi người có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch.
– Cạo lưỡi: Lưỡi là vị trí thường bị bỏ qua trong lúc vệ sinh răng miệng và vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng ở môi trường này. Do đó, mọi người cần làm sạch bề mặt lưỡi thường xuyên trong quá trình chải răng bằng các dụng cụ phù hợp.
– Vệ sinh dụng cụ chải răng sạch sẽ ngay sau khi đánh răng và để ở nơi thoáng, khô ráo để tránh tạo môi trường cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.
– Thay mới bàn chải thường xuyên hoặc khi thấy bàn chải bị xù lông, mòn và gây đau, chảy máu trong quá trình vệ sinh.
– Không để cơ thể thiếu nước bởi điều này có thể gây ra sự mất cân bằng vi sinh vật trong khoang miệng, khiến tuyến nước bọt hoạt động bất thường, là nguyên nhân khiến hôi miệng dễ dàng xảy ra.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm có đường, có mùi nồng, đồ uống có cồn, có gas…
– Không hút thuốc, sử dụng các chất kích thích bởi ngoài ảnh hưởng tới sức khoẻ gan, thận, phổi… thì trong những thứ này còn chứa nhiều chất độc hại gây hôi miệng.
– Lấy cao răng thường xuyên và thăm khám nha khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để chủ động điều trị các bệnh lý ngay khi ở giai đoạn khởi phát, mức độ nhẹ.
>>>>>Xem thêm: Áp xe vú: Dấu hiệu và cách điều trị như thế nào?
Chăm sóc răng miệng đúng cách, lấy cao răng thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng
Như vậy, hôi miệng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và còn khiến mọi người ngần ngại khi giao tiếp. Bởi vậy, mọi người cần tới nha khoa để được bác sĩ kiểm tra sớm và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.