Giải đáp: Khi bị viêm lợi phải làm sao?

Viêm lợi là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, không ít người thường bỏ qua khi bị viêm lợi và không điều trị ngay dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng. Vậy viêm lợi là có các triệu chứng như nào? Khi bị viêm lợi phải làm sao?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Khi bị viêm lợi phải làm sao?

Giải đáp: Khi bị viêm lợi phải làm sao?

Khi bị viêm lợi phải làm sao là băn khoăn của không ít người khi không may mắc phải

1. Các triệu chứng của bệnh viêm lợi

Viêm lợi là bệnh lý phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên do bệnh diễn biến âm thầm nên thường nhiều người không để ý cho đến khi lợi nướu bị sưng và chảy máu.

Viêm lợi liên quan trực tiếp tới các mảng bám chân răng. Nguyên nhân do khi ăn uống răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến hình thành các mảng bám tại chân răng, kẽ răng. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ cứng lại và hình thành nên cao răng. Cao răng có xu hướng phát triển ăn sâu vào chân răng. Do trong cao răng chứa rất nhiều vi khuẩn, chính vì thế mà cao răng phát triển tới đâu, tình trạng viêm lợi cũng gần như gia tăng tới đó. Khi bị viêm lợi, các triệu chứng thường gặp là:

– Nướu từ màu hồng nhạt ( nướu khỏe mạnh) chuyển sang màu đỏ hoặc hơi đỏ (dấu hiệu điển hình của viêm).

– Chân răng thường xuyên bị chảy máu khi bị kích thích, thường gặp nhất là khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Vùng nướu mềm và xốp.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Nướu có thể có mủ hoặc xuất hiện các nang tại chân răng.

– Nướu, lợi bị tụt xuống, làm lộ phần chân răng.

– Một số trường hợp viêm nướu, viêm lợi có thể gây cảm giác đau.

Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư trực tràng có chữa được không? Cách điều trị

Giải đáp: Khi bị viêm lợi phải làm sao?

Hình ảnh bình thường của lợi và hình ảnh lợi viêm

2. Ảnh hưởng của viêm lợi tới sức khỏe

Viêm lợi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Khi viêm lợi tiến triển nặng sẽ trở thành nguyên nhân cho một số bệnh răng miệng như viêm nha chu và dần dẫn tới mất răng.

Giải đoạn viêm lợi chuyển sang viêm nha chu có một số đặc điểm điển hình như:

– Xuất hiện chảy máu chân răng dù không có bất kỳ một tác động nào

– Lợi sưng tấy nghiêm trọng và có thể có mủ, hơi thở có mùi hôi.

– Răng trở nên lỏng lẻo, yếu rõ rệt, chức năng ăn nhai bị giảm sút, có thể cảm nhận rõ răng bị lung lay hoặc đau răng nhẹ khi phải nhai quá nhiều.

Lâu dần, tình trạng viêm lợi, viêm nha chu sẽ khiến lợi tụt sâu xuống phần chân răng, để lộ chân răng rất nhiều. Lúc này, nguy cơ mất răng cũng gia tăng nhanh chóng. Đây là lý do khiến răng tự rụng dù tuổi của người bị còn rất trẻ. Khi mất răng vĩnh viễn, trước hết là ảnh hưởng tới chức năng ăn uống, sau đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các răng còn lại do lực nhai dồn hết lên các răng xung quanh đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng tương tự cho các răng xung quanh. Khi mất răng, về lâu dài, người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng tiêu xương rất nguy hiểm. Tình trạng tiêu xương không đau, khó phát hiện song khiến xương tại vị trí răng dần mất đi, từ đó làm thay đổi khớp cắn toàn hàm, răng bị xô lệch và khiến cơ mặt trùng xuống, gương mặt già hơn trước tuổi rất nhiều.

Ngoài ra, theo thống kê người bị mắc bệnh viêm lợi có nguy cơ gia tăng các bệnh lý tiểu đường, nhiễm trùng hay các bệnh lý về tim mạch.

3. Khi bị viêm lợi phải làm sao?

Giải đáp: Khi bị viêm lợi phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư thực quản di căn phổi

Các nang răng do viêm lợi

Vậy khi bị viêm lợi phải làm sao? Việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Trước hết, để ngăn ngừa viêm lợi phát triển, bạn cần tới phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện lấy các mảng bám cao răng và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị viêm lợi phù hợp nhất:

– Trường hợp viêm lợi nhẹ: không cần điều trị tại cơ sở y tế, bạn thường sẽ được kê thuốc và đúc máng ngậm vừa khít với khuôn răng. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để tra vào máng ngậm và hướng dẫn thực hiện điều trị tại nhà. Bạn cần thông báo với bác sĩ về các tình trạng dị ứng thuốc, nướu lợi để được kê thuốc điều trị phù hợp nhất.

– Trường hợp viêm lợi nặng: Các nang răng có  thể xuất hiện, bạn sẽ cần tới các cơ sở nha khoa để điều trị theo lịch hẹn để điều trị. Khi viêm lợi nặng, cần điều trị đúng phác đồ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Song song với điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể kết hợp với muối để hỗ trợ điều trị viêm lợi bằng cách sử dụng muối, pha thành dung dịch nước muối loãng súc miệng hằng ngày. Việc súc miệng có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các vi khuẩn và trị viêm trong khoang miệng. Việc súc miệng nước muối hằng ngày cũng được các chuyên gia nha khoa khuyên nên duy trì ngay cả khi việc điều trị viêm lợi đã hoàn thành để bảo vệ răng miệng.

4. Phòng tránh bệnh viêm lợi

Sau khi đã điều trị thành công viêm lợi, bệnh hoàn toàn có thể tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách. Các mảng bám răng miệng có thể xuất hiện trở lại khi không được vệ sinh răng miệng hằng ngày, bệnh viêm lợi từ đó cũng sẽ tái phát. Chính vì thế, để phòng tránh viêm lợi, bạn cần:

– Thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày, sau ăn và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa mảng bám chân răng. Quá trình thực hiện vệ sinh răng miệng, đặc biệt là đánh răng cần nhẹ nhàng và dọc theo thân răng để tránh làm tổn thương men răng và nướu lợi.

– Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng. Bên cạnh đó bạn nên lấy cao răng mỗi 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa phát triển của cao răng.

– Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi đầy đủ để răng được chắc khỏe từ bên trong.

– Không lạm dụng các chất tẩy trắng, miếng trắng,… vì sử dụng nhiều sẽ làm hỏng men răng và gây kích ứng vùng nướu, lợi.

– Khi có dấu hiệu viêm lợi cũng như các bệnh lý nha khoa khác, cần tới các cơ sở y tế nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi khi bị viêm lợi phải làm sao. Viêm lợi không phải là bệnh lý khó điều trị, nhưng có thể gây nên hậu quả khôn lường nếu không được điều trị kịp thời. Hãy chủ động chăm sóc và bảo vệ răng miệng của bạn để có một hàm răng luôn chắc khỏe nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *