Giải đáp: Khi nào cần siêu âm doppler tim?

Siêu âm doppler tim là phương pháp giúp khảo sát sự biến đổi hình thái, chức năng và huyết động của tim thông qua hiệu ứng doppler, việc sử dụng doppler xung, doppler liên tục, doppler màu và doppler tổ chức. Vậy khi nào cần siêu âm doppler tim?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Khi nào cần siêu âm doppler tim?

1. Siêu âm doppler tim là gì?

Siêu âm Doppler là một phương pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh khảo sát vật thể chuyển động qua đầu dò phát – nhận sóng siêu âm. Với các tín hiệu tần số phát ra từ đầu dò của máy siêu âm và tần số nhận về khi khảo sát vật thể chuyển động, máy sẽ thực hiện thao tác tổng hợp và hiển thị trên màn hình dưới dạng hình ảnh có màu sắc, các dạng sóng phổ khác nhau hoặc các tín hiệu âm thanh có thể nghe được.

Siêu âm doppler thường được dùng để khảo sát các tế bào dịch chuyển (đa số là hồng cầu) hoặc bất cứ sự chuyển động nào ở bên trong cơ thể. Ưu điểm chính của phương pháp siêu âm doppler tim đó là sự nhanh chóng, có thể thực hiện tại phòng siêu âm hoặc ngay tại giường bệnh trong trường hợp bệnh nhân cấp cứu.

Còn nhược điểm chính là với những bệnh nhân bị béo phì, có thành ngực dày, lớp mỡ dưới da dày hoặc bệnh nhân có ban tim cơ học thì chất lượng hình ảnh siêu âm sẽ bị hạn chế. Với những đối tượng này, siêu âm doppler qua thành ngực sẽ đóng vai trò giúp phát hiện, phân loại và xử trí cấp cứu, sau đó người bệnh cần được tiến hành siêu âm qua đầu dò thực quản để giúp chẩn đoán xác định và đánh giá sâu hơn.

Giải đáp: Khi nào cần siêu âm doppler tim?

Siêu âm doppler thường được dùng để khảo sát các tế bào dịch chuyển hoặc bất cứ sự chuyển động nào ở bên trong cơ thể

2. Khi nào cần siêu âm doppler tim và quy trình thực hiện ra sao?

2.1. Trả lời: Khi nào cần siêu âm doppler tim?

Phương pháp siêu âm doppler tim thường được chỉ định rộng rãi trong trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng liên quan tới bệnh lý tim, mạch máu như:

– Người bệnh bị tăng huyết áp

– Người bệnh bị thiếu máu cục bộ tim

– Bệnh nhân gặp rối loạn nhịp tim

– Bệnh nhân có các bệnh lý liên quan tới màng ngoài tim

– Bệnh nhân gặp các triệu chứng đau ngực, khó thở

– Người có bệnh lý về van tim

– Người có bệnh lý liên quan tới các động mạch, tĩnh mạch quanh tim

– Người có khối u, huyết khối trong tim

– Người mắc bệnh tim bẩm sinh

Ngoài ra, siêu âm doppler còn được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp can thiệp thêm mạch như nong van hoặc bít lỗ thông.

Tìm hiểu thêm: Mổ trĩ xong nên ăn gì?thức ăn dạng lỏng như cháo, súp

Giải đáp: Khi nào cần siêu âm doppler tim?

Siêu âm doppler tim giúp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch

2.2. Quy trình siêu âm doppler tim

Trước khi tiến hành siêu âm

Khi được chỉ định thực hiện siêu âm tim doppler, bệnh nhân thường không cần chuẩn bị gì đặc biệt và không cần thực hiện bất cứ phương pháp xét nghiệm sàng lọc nào trước khi siêu âm. Bệnh nhân cũng có thể ăn uống bình thường trước quá trình thực hiện. Trước khi siêu âm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn nằm ngửa và hơi nghiêng người về bên trái, nằm trong trạng thái nghỉ ngơi. Bệnh nhân được mắc điện tâm đồ đồng thời trong lúc thực hiện siêu âm tim doppler. Đồng thời, bác sĩ sẽ ngồi bên phải của người siêu âm, tay phải cầm đầu dò và tay trái điều chỉnh các nút của máy.

Trong khi thực hiện siêu âm

Trong quá trình siêu âm, đầu dò sẽ được đặt ở bờ trái xương ức, tại khoang liên sườn III hoặc IV. Đầu dò tạo với mặt phẳng lồng ngực của người bệnh một góc 80 – 90 độ. Sóng siêu âm sẽ chiếu thẳng góc với cấu trúc tim, điều này giúp đo bề dày, chiều rộng của những cấu trúc này.

Bác sĩ có thể điều chỉnh đầu dò để có góc nhìn khác nhau và trực tiếp đánh giá được các thông số trên hình ảnh siêu âm. Bác sĩ cũng có thể chụp lại các hình ảnh bất thường để tiến hành hội chẩn với các chuyên gia tim mạch. Qua đó, đánh giá được chức năng tống máu của tim, bất thường của cơ tim và van tim,… Việc quan sát điện tâm đồ đồng thời với hình ảnh siêu âm doppler để giúp nhận biết được dòng máu đang ở thì tâm thu, tâm trương hay ở cả hai thì.

Sau khi thực hiện siêu âm

Sau khi thực hiện xong siêu âm, bệnh nhân được cho một chiếc khăn giấy nhỏ hoặc miếng vải lót để giúp lau sạch gel và ra ngoài. Quá trình theo dõi sau siêu âm sẽ phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của phương pháp này. Tóm lại, việc theo dõi sau khi siêu âm tim chủ yếu là giúp điều trị các bất thường hoặc các bệnh lý tim mạch của bệnh nhân. Thông thường, quá trình siêu âm diễn ra trong khoảng 1h đồng hồ. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào tâm lý và tình trạng của bệnh nhân.

Giải đáp: Khi nào cần siêu âm doppler tim?

>>>>>Xem thêm: 4 phương pháp chụp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khoảng thời gian siêu âm có thể tùy thuộc vào tâm lý và tình trạng của bệnh nhân

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện được trang bị hệ thống siêu âm tim cùng các máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ bác sĩ trong điều trị các bệnh lý tim mạch cho người bệnh. Cùng với đó, TCI quy tụ đội ngũ chuyên gia bao gồm các giáo sư, bác sĩ với bề dày kinh nghiệm cùng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp sẽ giúp người bệnh được thăm khám kịp thời và chính xác các bất thường về sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi khi nào cần siêu âm doppler tim và các vấn đề liên quan khác. Đừng quên chú ý tới sức khỏe hệ tim mạch của mình và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *