Đẻ thường và nuôi con bằng sữa mẹ luôn được khuyến cáo vì những lợi ích sức khỏe mang lại cho cả mẹ và con, nhưng không phải lúc nào mẹ cũng đủ điều kiện để đẻ thường. Vậy trường hợp nào được đẻ thường và chi tiết quy trình này diễn ra thế nào sẽ được Thu Cúc TCI giải đáp ở bài viết dưới đây cho các mẹ nào thắc mắc nhé
Bạn đang đọc: Giải đáp: Khi nào mẹ được đẻ thường? Chi tiết quy trình đẻ thường
1. Đẻ thường là gì?
Đây là hình thức sinh đẻ tự nhiên mà em bé được sinh ra qua ngả âm đạo ( ống sinh sản ) của người mẹ. Cuộc “vượt cạn” này thường diễn ra trong 12-19 tiếng bắt đầu với hiện tượng chuyển dạ và kết thúc khi em bé được ra ngoài. Đây là thời gian tính với những mẹ sinh con lần đầu, ở những lần sinh sau thời gian sẽ ngắn hơn.
Đẻ thường là phương pháp sinh nở thuận tự nhiên thông qua đường ống sinh sản của mẹ
So với đẻ mổ thì đẻ thường thì giảm thiểu được những biến chứng do quá trình phẫu thuật mang lại. Bên cạnh đó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé, giúp quá trình phục hồi sau sinh nhanh, thuận lợi hơn.
2. Khi nào mẹ được đẻ thường?
Không phải bất kì mẹ bầu nào cũng phù hợp với đẻ thường. Có được đẻ thường hay không phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ định của bác sĩ Sản khoa dựa trên các tiêu chí đánh giá về sức khỏe và tình trạng của mẹ và thai nhi
2.1 Trường hợp mẹ được đẻ thường
Nếu thai phụ đáp ứng đủ các tiêu chí dưới đây của bác sĩ chuyên khoa Sản thì sẽ được chỉ định sinh thường:
– Sức khỏe người mẹ tốt, đủ sức rặn đẻ để hoàn thành quá trình sinh con
– Không bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể lây cho bé trong quá trình sinh thường như: giang mai, lậu, sùi mào gà,..
– Không mắc các bệnh như u xơ tử cung, rau tiền đạo,..
– Thai nhi sức khỏe tốt không bị sa dây rốn, không suy thai, đảm bảo an toàn khi đẻ
Với một số trường hợp mẹ bầu đã mổ đẻ trước đó giờ đảm bảo đủ yếu tố điều kiện về sức khỏe của 2 mẹ con sau khi thăm khám, nhận chẩn đoán của bác sĩ cũng có thể sinh thường.
2.2 Trường hợp mẹ không nên đẻ thường mà chuyển qua mổ chủ động
– Có tiền sử mổ lấy thai quá 2 lần. Mang thai đôi, thai đa hoặc trọng lượng thai quá to (>3.8kg)
– Sức khỏe mẹ không đủ để rặn đẻ hoặc đi kèm các bệnh lý dễ khiến nguy hiểm trong quá trình sinh con
– Sinh qua ống sinh sản không thuận lợi, khung chậu bất thường
– Mẹ có bệnh lý lây nhiễm có thể truyền sang em bé: HIV, sùi mào gà,..
– Ngôi thai không thuận như ngôi mông, ngôi ngược, ngôi ngang,..gây bất lợi cho việc đẻ thường
– Thai nhi có dấu hiệu suy, không đảm bảo an toàn tính mạng thai.
– Chuyển dạ đình trệ. Tử cung co bóp không tốt, yếu.
2.3 Trường hợp phải đẻ mổ cấp cứu
– Thai nhi có dấu hiệu suy
– Chuyển dạ kéo dài lâu, thai phụ kiệt sức
– Xuất huyết nhiều khi đẻ thường
– Ngôi thai không lọt. Chèn ép, sa dây rốn.
Dù mẹ có được chỉ định đẻ thường từ đầu nhưng nếu trong quá trình sinh không thuận lợi, có bất thường thì mẹ nên tuân theo chẩn đoán của bác sĩ khi buộc phải mổ đẻ lấy thai. Việc mẹ làm theo và phối hợp với bác sĩ Sản khoa cùng ekip sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho cả mẹ và con.
3. Quá trình đẻ thường được diễn ra như thế nào?
Với những mẹ đã có kinh nghiệm thì đẻ thường thì không còn quá xa lạ. Nhưng với những mẹ sinh con đầu lòng chắc hẳn sẽ có những lo lắng. Nên tìm hiểu quá trình sinh để có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm sinh lý, sức khỏe để chào đón bé yêu
Tìm hiểu thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không, có nguy hiểm gì không?
Mẹ tập với bóng để dễ dàng chuyển dạ
Quy trình đẻ thường có 3 giai đoạn dưới đây:
3.1 Giai đoạn chuyển dạ
Báo hiệu giai đoạn này bắt đầu chính là ở những cơn gò xuất hiện. Sau thời gian cơn gò sẽ có cường độ và tần suất tăng dần lên. Cổ tử cung sẽ giãn mở ra để tạo điều kiện cho thai nhi ra ngoài
– Chuyển dạ sớm: thời gian này kéo dài khoảng 6-10 giờ, khi đó cổ tử cung mở từ 0- 4cm. Các cơn đau tùy từng người sẽ nhẹ hoặc dữ dội.
– Chuyển dạ tích cực: thời gian này kéo dài 3- 6 giờ, khi đó cổ tử cung mở thêm 4-7cm. Cơn co thắt dữ dội hơn
– Chuyển dạ chuyển tiếp: thời gian này nhanh hơn 2 lần trước khoảng 20 phút- 2 giờ. Lúc này cổ tử cung đã mở khoảng 10cm và cơn co thắt vùng bụng mạnh, liên tục, vài phút xảy ra một lần, mẹ sẽ cảm nhận cơn đau rất rõ ràng. Dù đau thế nào mẹ cũng phải hít thở sâu, đều để cung cấp đủ oxy cho con.
3.2 Giai đoạn rặn bé ra ngoài
Giai đoạn này bắt đầu khi cổ tử cung đã mở hết cỡ và kéo dài nhanh hay chậm là ở người mẹ. Có những mẹ rặn đẻ khá dễ dàng ít đau đớn, em bé ra rất nhanh nhưng cũng có những mẹ quá trình này kéo dài, gây đau đớn. Nếu gặp khó khăn khi rặn bé, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ rạch một vết nhỏ ở tầng sinh môn để mở rộng đường cho bé ra dễ hơn. Thời gian này mẹ sẽ thấy mệt mỏi, đau đớn và khó thở, sau mỗi lần rặn đẩy phần mô giữa âm đạo và trực tràng sẽ phình ra, lộ đầu em bé. Khi đầu em bé lộ ra ngoài, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ dùng lực đẩy vai, cơ thể bé ra ngoài.
3.3 Giai đoạn sổ nhau thai
Cổ tử cung sẽ co thắt để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung, mẹ sẽ rặn thêm một lần nữa để tống nhau thai ra ngoài. Lúc này, nếu sữa đã về thì các mẹ nên cho bé bú ngay để giúp tử cung co bóp đàn hồi trở lại.
Bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ thì đều có chung mục tiêu là đảm bảo “mẹ tròn con vuông”. Mỗi lần đi sinh lại là một lần “thập tử nhất sinh”, vậy nên các mẹ nên chọn lựa một cơ sở y tế chất lượng chuyên môn cao với bác sĩ tay nghề giỏi để đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ đặc biệt là lúc vượt cạn.
>>>>>Xem thêm: 5 Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu không thể bỏ qua
Thu Cúc TCI – Đồng hành cùng mẹ, sẵn sàng đón bé
Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói với nhiều ưu điểm rất phù hợp với các mẹ đang mang thai:
– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn Sản khoa đầu ngành, cực kì giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.
– Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy đo Monitor, siêu âm 5D, siêu âm màu Doppler,.. giúp các bác sĩ theo dõi thai kỳ sát sao, nhận ra được những bất thường nhỏ nhất nếu có và đưa ra phương án điều trị hợp lý
– Đầy đủ gói Thai sản tương ứng với các mốc thai kỳ quan trọng từ 8w đến khi chuyển dạ cho mẹ lựa chọn
– Mẹ được nhắn tin nhắc lịch tránh bỏ sót các mốc khám thai quan trọng
– Có bộ xét nghiệm tầm soát biến chứng thai sản ( Abumin, aciduric, protein, cholesterrol, Trig..)
Hy vọng với những thông tin về quy trình hay các trường hợp đẻ thường ở trên giúp các mẹ phần nào có kiến thức tổng quan để chuẩn bị cho mình tâm lí sẵn sàng, thoải mái khi đi đẻ. Nếu có bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ một cách tận tâm và nhanh nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.