GIẢI ĐÁP: Khi nào nên nhổ răng sâu?

Có thể nói, răng sâu là dấu hiệu phản ánh tình trạng răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Vậy khi nào nên nhổ răng sâu, cùng tìm hiểu bài viết nhé!

Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Khi nào nên nhổ răng sâu?

1. “Giải mã” về răng sâu

Răng sâu là tình trạng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả ở người lớn hay ở trẻ nhỏ. Khi phần mô cứng của răng bị tổn thương bởi một số tác động như vi khuẩn dẫn đến tình trạng hủy khoáng, từ đó xuất hiện lỗ nhỏ ở trên răng. Sâu răng nếu như không được can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến các lớp răng sâu ở bên trong, làm đau, gây nhiễm trùng hoặc nặng hơn cả là nguy cơ mất răng.

Vậy làm thế nào để 1 người nhận biết mình có bị sâu răng hay không? Rất đơn giản, bạn cần theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên và dễ dàng có thể phát hiện sâu răng nhờ những biểu hiện:

– Có vệt màu đen hoặc nâu bám ở trên bề mặt răng

– Cơn đau răng kéo dài liên tục hoặc đến đột ngột

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Miệng cảm nhận được vị khó chịu

– Răng ê buốt, đau nhức, đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc là quá lạnh

GIẢI ĐÁP: Khi nào nên nhổ răng sâu?

Sâu răng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở nhiều lứa tuổi

2. Quá trình hình thành răng sâu diễn ra thế nào?

Quá trình hình thành răng sâu sẽ bao gồm những giai đoạn dưới đây:

2.1 Giai đoạn mảng bám

Nguyên nhân thường do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, sau khi ăn uống, mảng bám tích tụ và lâu dần sẽ cứng lại ở đường viền nưóu và hình thành cao răng

2.2 Giai đoạn phá hủy men răng và ngà răng

Các axit ở trong mảng bám khiến cho phần khoáng chất ở men răng bị cứng lại, tình trạng này dẫn đến việc xuất hiện các lỗ nhỏ ở trên men răng. Trải qua thời gian, men răng bị bào mòn, lúc này vi khuẩn và axit sẽ trực tiếp xâm nhập vào lớp ngà răng ở bên trong.

2.3. Giai đoạn phá hủy sâu vào bên trong

Vi khuẩn và axit sẽ tiếp tục di chuyển qua răng và di chuyển sâu đến phần tủy – là nơi có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu. Từ đây, buồng tủy bị sưng và sẽ chịu kích thích do vi khuẩn. Bởi ở bên trong không có đủ chỗ cho vết sưng mở rộng, do đó mà dây thần kinh sẽ bị chèn ép và gây cảm giác đau nhức.

3. Khi nào nên nhổ răng sâu?

Nhìn chung, răng của người trưởng thành sẽ không cần phải thay nếu như không gặp vấn đề. Tuy nhiên, ở những trường hợp người bị chấn thương nặng, răng bị mục, hay có sâu răng… thì bác sĩ sẽ cân nhắc phương án nhổ răng.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu không nên ăn gì?bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé

GIẢI ĐÁP: Khi nào nên nhổ răng sâu?

Khi nào nên nhổ răng sâu?

Vậy răng sâu khi nào bắt buộc cần nhổ? Câu trả lời là, đối với tình trạng sâu răng được phát hiện ở giai đoạn đầu, bạn sẽ không nhất thiết phải nhổ răng sâu. Thay vào đó, bác sĩ nha khoa sẽ cùng bạn trao đổi để tìm ra những giải pháp thay thế khác vẫn giúp bạn bảo tồn được chiếc răng thật.

Ngược lại, đối với những trường hợp sâu răng đã biểu hiện quá rõ rệt, tình trạng sâu viêm quá nặng, phần săng bị sâu gây kích thích đến tủy răng, vi khuẩn có những nguy cơ làm tấn công chân răng và ăn sâu vào vùng xương hàm thì lúc này bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ. Ngoài ra, ở những trường hợp như sâu răng bị khuyết phần chân răng hay răng bị sâu kèm theo tình trạng tụt lợi thì bác sĩ cần phải tiến hành nhổ toàn bộ hàm răng sâu.

4. Tìm hiểu quy trình nhổ răng sâu

Nhìn chung, bạn cũng không cần phải quá lo lắng nếu như được chỉ định nhổ răng sâu bởi hiện nay, đây chỉ là một tiểu phẫu bình thường sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối nếu như bạn lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín. Sau khi hoàn thành công đoạn thăm khám, chụp X-quang răng để xác định mức độ sâu răng, bạn sẽ trải qua quy trình nhổ răng sâu với những bước như sau:

– Gây tê

Trước tiên, bác sĩ cần tiến hành gây tê cục bộ ở vùng nướu răng cần nhổ của người bệnh sau khi đã thực hiện làm sạch khoang miệng. Trường hợp nếu như răng sâu diễn ra quá phức tạp, bác sĩ cần sử dụng thuốc gây mê để bạn cảm thấy thoải mái, hạn chế đau nhức trong quá trình nhổ răng.

– Nhổ răng bằng dụng cụ chuyên dụng

Một số dụng cụ chuyên dụng được sử dụng để nhổ răng sâu bao gồm kìm, dụng cụ nạy, bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm để hạn chế đau nhức. Lúc này, thuốc tê sẽ bắt đầu phát huy tác dụng, do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng đến vấn đề đau nhức khi nhổ răng nhé!

– Hoàn thành quy trình nhổ răng, cầm máu

Sau khi răng sâu đã được loại bỏ, bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc sạch ở vị trí răng cần nhổ để bạn ngậm chặt khoảng 15-30 phút. Trường hợp phải mổ nướu thì bạn sẽ được khâu nướu bằng chỉ tự tiêu.

5. Chăm sóc răng sau nhổ thế nào để lành thương tốt?

Việc chăm sóc sau khi nhổ răng cũng quan trọng không kém giai đoạn thực hiện. Bởi một ca phẫu thuật nhổ răng chỉ được xem là thành công khi bệnh nhân hoàn toàn lành thương, không xuất hiện những biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ.

Do đó, lời khuyên hữu ích cho bạn sau khi nhổ răng đó là đừng bỏ qua những hướng dẫn từ bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ, bao gồm:

– Chườm đá ở vị trí bị sưng để giảm sưng, giảm đau

– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

– Không súc miệng hay khạc nhổ mạnh khoảng 24 giờ sau khi nhổ răng

– Kiêng tuyệt đối rượu, bia, hút thuốc

– Ăn các loại thức ăn mềm, tránh ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh hay là thức ăn cứng

– Nghỉ ngơi tốt để vết thương nhanh chóng phục hồi

GIẢI ĐÁP: Khi nào nên nhổ răng sâu?

>>>>>Xem thêm: Độ an toàn của các phương pháp điều trị vôi răng tại nhà

Nha Khoa Thu Cúc TCI: Địa chỉ chăm sóc răng miệng lý tưởng của hàng triệu khách hàng

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Khi nào nên nhổ răng sâu” cũng như những kiến thức quan trọng về nhổ răng. Khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ nhổ răng được khách hàng tin tưởng lựa chọn với những ưu điểm nổi bật như:

– Đội ngũ y bác sĩ Nha khoa với hơn 15 năm kinh nghiệm, tận tâm và chu đáo với từng khách hàng

– Hệ thống máy móc thiết bị tân tiến, hiện đại, giúp quá trình nhổ răng trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng

– Tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh với những ưu đãi hẫn dẫn, áp dụng đồng thời BHYT, BHBL

– Điều dưỡng thân thiện, chuyên nghiệp

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *