Khớp gối được tạo bởi bao nhiêu xương? là thắc mắc mà nhiều người cần được giải đáp. Khớp gối là một phần cấu tạo của chi dưới, đồng thời là khớp lớn nhất trong cơ thể và rất dễ bị tổn thương do các lực tác động. Vì vậy hiểu về cấu tạo khớp gối cũng là cách giúp mọi người phòng ngừa khỏi các chấn thương và có cách bảo vệ đúng đắn.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Khớp gối được tạo bởi bao nhiêu xương
1. Khớp gối là gì? Chức năng của khớp gối
Khớp gối là khớp quan trọng của cơ thể người có cấu tạo phức tạp. Nó cho phép thực hiện các động tác mở rộng, uốn, xoay nhẹ vào bên trong và bên ngoài.
Bên cạnh đó, khớp gối còn giữ nhiều chức năng quan trọng khác như:
– Giúp cơ thể vận động linh hoạt với nhiều hoạt động khác nhau như đi bộ, chạy nhảy, đứng ngồi,…
– Hỗ trợ chi dưới thực hiện các động tác đứng lên, ngồi xuống,…
– Giảm xóc và giảm áp lực lên xương ống chân mỗi khi tiếp xúc với mặt đất.
– Hỗ trợ giữ cân bằng và nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
Khớp gối là một phần cấu tạo của chi dưới, đồng thời là khớp lớn nhất trong cơ thể và rất dễ bị tổn thương do các lực tác động
2. Vị trí và cấu tạo của khớp gối
Theo cấu tạo cơ thể, khớp gối nằm ở trung tâm, nối liền với 3 trục xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương chày sẽ giúp khớp gối chịu được trọng lượng của toàn bộ cơ thể.
Cấu trúc của khớp gối bao gồm các phần cơ bản:
– Xương: bao gồm xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác
– Lớp sụn bao bọc các đầu xương: Hỗ trợ giảm ma sát trong quá trình vận động của cơ thể.
– Hệ thống dây chằng: Bao gồm dây chằng chéo trong và ngoài, dây chằng chéo trước và sau.
– Cơ và gân: Cơ ở đầu gối giúp cố định, liên kết và hỗ trợ di chuyển. Tại đây có hai nhóm cơ chính đó là cơ bốn đầu và cơ gân kheo.
– Bao hoạt dịch khớp gối: Tại đầu gối có 13 bao hoạt dịch chứa chất lỏng hỗ trợ giảm ma sát ở các cơ, xương, gân và dây chằng. Đồng thời bao hoạt dịch còn đóng vai trò bảo vệ xương bánh chè trước các chấn thương trực tiếp hoặc nhiễm trùng.
3. Giải đáp thắc mắc: Khớp gối được tạo bởi bao nhiêu xương?
Cấu trúc xương của khớp gối bao gồm những bộ phận như sau:
– Xương đùi: là xương lớn nhất và chịu trọng lượng của đùi. Đồng thời cung cấp sự gắn bó với hầu hết các cơ của đầu gối.
– Xương chày: Là xương lớn thứ hai trong cơ thể và chịu trọng lượng của chân. Các sụn chêm hoạt động như bộ giảm xóc, bảo vệ bề mặt khớp của xương chày và hỗ trợ xoay đầu gối.
– Xương mác: Không phải là xương chịu trọng lượng, nhưng cung cấp các vị trí gắn kết cho các dây chằng bên cạnh và gân xương đùi ở bắp tay. Sự liên kết của xương chày và xương mác cũng cho phép cử động ở mức độ nhẹ, linh hoạt để đáp ứng với các hoạt động của các cơ bám vào xương mác.
– Xương bánh chè: có hình tam giác, được gắn với gân cơ tứ đầu đùi trên và dây chằng chéo dưới và bảo vệ khớp gối. Đồng thời hỗ trợ đầu gối uốn cong và bảo vệ đầu gối khỏi các chấn thương.
Theo cấu tạo cơ thể, khớp gối nằm ở trung tâm, nối liền với 3 trục xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương chày sẽ giúp khớp gối chịu được trọng lượng của toàn bộ cơ thể
4. Phương pháp chăm sóc khớp gối
Việc duy trì linh hoạt, độ chắc khỏe và dẻo dai cho khớp gối là rất cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp khoa học, hiệu quả để chăm sóc khớp gối:
4.1. Chế độ sinh hoạt khoa học
Mọi người cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và lối sống lành mạnh bởi đây là biện pháp chăm sóc khớp gối tự nhiên, mang lại hiệu quả trong thời gian dài bao gồm:
– Chú ý bảo vệ khớp gối: Không nên lao động quá sức, vận động mạnh hoặc sai tư thế trong sinh hoạt. Mang vác vật nặng trong thời gian quá lâu hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở khớp gối (nhảy, chạy nhanh và liên tục) có thể tạo áp lực lớn lên đầu gối và gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, không được xoay hoặc vặn khớp đột ngột.
– Lối sống lành mạnh: cố gắng bỏ thuốc lá bởi thuốc lá có thể làm giảm vận chuyển oxy và gây thoái hóa khớp sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập đều đặn hằng ngày với cường độ phù hợp. Không nên ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ mà nên thường xuyên đi lại, vận động nhẹ hoặc xoay khớp để hạn chế tình trạng khô khớp gối.
Tìm hiểu thêm: Các bệnh thường gặp ở đốt sống cổ
Mọi người cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và lối sống lành mạnh bởi đây là biện pháp chăm sóc khớp gối tự nhiên và mang lại hiệu quả
4.2. Chế độ dinh dưỡng
Để có khớp gối luôn khỏe mạnh, bạn cần bổ sung vitamin D, canxi và omega-3 có trong các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt, cá, sữa, các loại hạt, đậu… Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những hỗ trợ cho cấu trúc ổ khớp, tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng mà còn duy trì khả năng tiết dịch nhờn bôi trơn, chống thoái hóa và duy trì vận động.
4.3. Vận động
Những bài tập yoga hay các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ… rất tốt cho khớp. Việc vận động, luyện tập thường xuyên có thể giúp tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng và các cơ. Bên cạnh đó, nếu biết cách tập và tập với cường độ vừa phải, khớp sẽ được thư giãn sụn, tăng tiết dịch và chống thoái hóa sớm. Thói quen vận động mỗi ngày còn giúp hỗ trợ giảm đau, duy trì tính linh hoạt và độ chắc khỏe của xương khớp. Từ đó phòng ngừa chấn thương và các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến khớp gối có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về quy trình tiêm nội khớp
Những bài tập yoga hay các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ… rất tốt cho khớp.
Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp cho thắc mắc “Khớp gối được tạo bởi bao nhiêu xương?”. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức bổ ích và góp phần nâng cao ý thức bảo vệ khớp gối, thường xuyên luyện tập và chăm sóc bảo vệ đầu gối một cách hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.