Hôi miệng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao tiếp, công việc cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây hôi miệng đó là do hình thành của cao răng. Do đó, nhiều người đã thực hiện lấy cao răng để giải quyết triệt để tình trạng hôi miệng. Vậy sự thật là lấy cao răng có hết hôi miệng không, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Lấy cao răng có hết hôi miệng không?
1. Một vài thông tin cần biết về lấy cao răng
Cao răng (hay còn gọi vôi răng) là những mảng bám cứng nằm ở trên hoặc dưới đường viền nướu ở bề mặt răng. Nếu như cao răng bám vào đường viên nướu, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng bám bám chặt lên răng và khó vệ sinh hơn. Từ đó, cao răng có thể hình thành các bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, đồng thời làm cho răng trở nên ố vàng. Ngoài ra, cao răng cũng là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi, gây ảnh hưởng tới giao tiếp. Do đó, có thể khẳng định 1 trong những thủ phạm hàng đầu gây hôi miệng là cao răng.
Cao răng được sản sinh từ các chất khoáng, do đó bạn có thể dễ dàng nhận thấy và phát hiện cao răng trên đường viền nướu hoặc là xung quanh răng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của cao răng đó là khi bạn nhìn vào gương, bạn có thể đường viền nướu hoặc xung quanh răng có màu nâu hoặc màu vàng, không bị loại bỏ dù đã vệ sinh răng sạch sẽ. Dựa trên màu sắc và mức độ cao răng nặng – nhẹ, người ta chia cao răng thành 2 loại:
– Cao răng thường: Đây là loại cao răng thường gặp, có màu vàng nhạt hoặc là màu trắng đục, bám chắc ở nơi tiếp xúc giữa răng và nướu
– Cao răng huyết thanh: Đây là dạng cao răng nhiều hơn so với mức thông thường, và thường có màu nâu đỏ. Nếu như để lâu không được xử lý, cao răng huyết thanh có thể dẫn tới viêm nướu, thậm chí là nguy cơ chảy máu chân răng.
Cao răng (hay còn gọi vôi răng) là những mảng bám cứng nằm ở trên hoặc dưới đường viền nướu ở bề mặt răng.
2. Lấy cao răng có hết hôi miệng không?
Với thắc mắc lấy cao răng có hết hôi miệng không, nhìn chung, có thể nói đây là một biện pháp làm giảm tình trạng hôi miệng hiệu quả. Khi bị cao răng có mùi hôi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến khích nên đi lấy cao răng. Kỹ thuật lấy cao răng là một trong những phương pháp điều trị hôi miệng tương đối phổ biến, được nhiều bác sĩ nha khoa khuyến khích thực hiện.
Bởi cao răng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng do đó bác sĩ sẽ loại bỏ cao răng, kết hợp cùng chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ cải thiện được tình trạng khoang miệng có mùi hôi. Ngoài ra, việc lấy cao răng định kỳ còn giúp chúng ta phòng ngừa được tình trạng mắc các bệnh lý răng miệng khác. Theo chuyên gia, tốt hơn hết mỗi người chúng ta nên đi lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần. Đối với những người có bệnh lý nha chu thì thời gian lấy cao răng định kỳ khoảng 3 tháng/lần để có thể đảm bảo sức khỏe răng một cách tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu?
Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không?
3. Quy trình lấy cao răng sẽ diễn ra thế nào?
Quy trình lấy cao răng nhìn chung bao gồm những bước cơ bản như sau:
3.1. Bước thăm khám ban đầu
Trước tiên, bác sĩ cần thăm khám ban đầu đồng thời xác định mức độ cao răng của bạn. Song song với việc xác định mức độ vôi răng, bác sĩ cũng cần phát hiện bệnh lý răng miệng của bạn nếu có.
3.2. Vệ sinh răng miệng
Sau khi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh qua răng miệng để làm sạch miệng cũng như đảm bảo môi trường giảm tối đa vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi lấy vôi răng.
3.3. Lấy vôi răng
Để lấy vôi răng, bác sĩ sẽ sử dụng 1 dao siêu âm và dụng cụ hút nước vệ sinh trong quá trình lấy vôi răng. Dao siêu âm là dụng cụ sử dụng sóng siêu âm để làm sạch các mảng bám tự động tách ra khỏi chân răng. Nếu như quan sát các ca có vôi răng nặng, bạn có thể thấy là dụng cụ chưa cần chạm ra ngoài thì răng và các mảng bám đã tách ra ngoài.
Ở một số trường hợp nếu như vôi răng quá dày, vôi răng sẽ ăn sâu xuống phần chân răng. Chính vì thế, khi tách cao răng ăn sâu xuống phần chân răng, lợi có thể bị tách ra một chút và gây chảy máu. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng bởi nếu như được chăm sóc đúng cách thì lợi sẽ bám và phục hồi như lúc ban đầu.
Trong quá trình lấy cao răng, nhìn chung chúng ta không quá cảm thấy đau đớn, tuy nhiên, ở những bạn có cơ địa quá nhạy cảm thì có thể hơi ê buốt. Quá trình lấy cao răng được thực hiện từ trong ra ngoài, từ hàm dưới tới hàm trên cho đến khi toàn bộ lớp cao răng được loại bỏ.
3.4. Đánh bóng răng
Sau khi lấy cao răng, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh sơ bộ và đánh bóng cho răng. Bác sĩ sẽ sử dụng một lượng thuốc đánh bóng răng vừa đủ để xoa lên răng và đánh bóng cho răng được nhẵn, mịn và sáng hơn.
4. Lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, bạn đừng quên một số lưu ý quan trọng dưới đây:
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc, kết hợp, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa bị giắt vào kẽ răng sau khi ăn.
– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để có thể làm sạch khoang miệng
– Khoảng 1-2 ngày đầu sau lấy cao răng thì men răng của bạn sẽ thường nhạy cảm hơn so với răng bình thường. Do đó, để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công trở lại, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, cân bằng những dưỡng chất cần thiết
– Uống nhiều nước
>>>>>Xem thêm: Bệnh viện tầm soát ung thư phổi được nhiều người lựa chọn
Đừng quên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa bạn nhé
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Lấy cao răng có hết hôi miệng không”. Cuối cùng, đừng quên thăm khám định kỳ với bác sĩ ít nhất 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được chăm sóc tốt nhất bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.