Ung thư tử cung không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ. Chính vì vậy, để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, chị em nên chủ động thực hiện tầm soát ung thư tử cung sớm.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Lý do chị em nên tầm soát ung thư tử cung sớm
1. Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung
Ung thư tử cung đang là mối đe dọa hàng đầu tới sức khỏe, tính mạng của phụ nữ trên toàn thế giới.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới ung thư tử cung mà chị em cần biết:
– Nhiễm virus HPV: Đây là loại virus lây nhiễm và gây ra các bệnh về tình dục ở cả nam và nữ. Là nguyên nhân chủ yếu gây ra nguy cơ cao dẫn tới căn bệnh ung thư tử cung. Có tới 40 chủng gây ra các bệnh tại đường hậu môn và sinh dục.
Virus HPV nguy cơ thấp gây ra các bệnh như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, u nhú…
Virus HPV nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung thuộc chủng 16 và 18.
– Quan hệ tình dục sớm và quan hệ với nhiều người: Các loại virus HPV đều có thể lây nhiễm qua đường sinh dục kể cả nam và nữ. Khi bạn quan hệ với nhiều người thì nguy cơ mắc bệnh cũng cực kỳ cao.
– Sinh nở quá sớm: Cơ thể phụ nữ hoàn thiện đầy đủ ở độ tuổi 22 tuổi. Nếu bạn lập gia đình và có quan hệ sớm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
– Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: Sử dụng thuốc tránh liên tục gây ra nhiều tác dụng phụ và hệ lụy ảnh hưởng dẫn tới tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung cao.
– Tiền sử từng mắc các bệnh tình dục: Các bệnh phụ khoa như viêm âm hộ, âm đạo, lậu, giang mai… Các bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Sử dụng thuốc tránh liên tục gây ra nhiều tác dụng phụ và hệ lụy ảnh hưởng dẫn tới tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung cao
2. Đôi điều về việc thực hiện tầm soát ung thư tử cung
2.1. Định nghĩa tầm soát ung thư tử cung
Tầm soát bệnh ung thư tử cung là quá trình thực hiện các phương pháp y khoa như khám phụ khoa, nội soi tử cung và các phương pháp khác để phát hiện sớm các tế bào bất thường tại tử cung.
Tại Việt Nam, ung thư tử cung là loại ung thư xuất hiện phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sau ung thư vú. Khoảng 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, tuy nhiên chỉ ở mức độ rất nhẹ. Trong đó, khoảng 20% trường hợp nhiễm HPV có sự phát triển mạnh gây nên sự biến đổi của tế bào tại tử cung.
Ung thư tử cung là mối đe dọa lớn đối với phụ nữ, không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống mà còn có tác động mạnh tới hạnh phúc gia đình. Do vậy, tầm soát bệnh ung thư tử cung là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ. Từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị khỏi bệnh thành công cao hơn và giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian điều trị.
2.2. Biến chứng bệnh nguy hiểm nếu không tầm soát ung thư tử cung sớm
Nếu bệnh lý nguy hiểm này không được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những tiến triển xấu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của phụ nữ. Một số biến chứng nguy hiểm chị em có thể gặp như:
– Hiếm muộn, vô sinh: Các khối u xâm lấn và gây tác động mạnh tới tử cung. Với một số trường hợp, để điều trị bệnh dứt điểm, đảm bảo tính mạng của người bệnh cần phải cắt bỏ toàn bộ tử cung và buồng trứng, đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ mất đi thiên chức làm mẹ. Ngoài ra việc cắt buồng trứng có thể khiến quá trình mãn kinh xuất hiện sớm hơn.
– Tâm lý: Căn bệnh này sẽ gây rối loạn cảm xúc cho chị em, nhiều trường hợp nặng hơn còn rơi vào tình trạng trầm cảm gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống gia đình.
– Chảy máu bất thường: Trong trường hợp các khối u xâm lấn vào âm đạo hoặc di căn tới ruột, bàng quang có thể gây chảy máu, người bệnh có thể đi tiểu lẫn máu.
– Suy thận: Theo một số nghiên cứu, các khối u có thể chen vào niệu quản, làm tắc dòng nước tiểu ra khỏi thận. Khi đó, nước tiểu bị tích tụ lâu ngày sẽ khiến thận sưng lên, làm tăng nguy cơ gây sỏi thận và suy giảm chức năng của thận.
Tìm hiểu thêm: Bác sĩ soi trứng giỏi ở Hà Nội
Khi các khối u xâm lấn vào âm đạo hoặc di căn tới ruột, bàng quang có thể gây chảy máu
3. Sàng lọc ung thư tử cung được thực hiện bằng phương pháp nào?
Tầm soát ung thư giúp chị em có thể chủ động phòng ngừa bệnh ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Quá trình thực hiện tầm soát sẽ bao gồm các bước sau:
– Siêu âm: Đây là phương pháp được thực hiện qua đường âm đạo để đánh giá độ dày, cấu trúc của niêm mạc tử cung cũng như độ xâm lấn và lớp cơ tại tử cung.
– Nạo sinh thiết buồng trứng: Phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và đem đi sinh thiết trong trường hợp người bệnh có phát hiện polyp hoặc khối u ở tử cung.
– Chụp CT/ Chụp MRI: Đây là phương pháp được các bác sĩ áp dụng trong quá trình thăm khám để đánh giá được mức độ xâm lấn, độ lan của khối u và tình trạng di căn hạch vào các cơ quan khác trong cơ thể.
– Xét nghiệm dấu ấn ung thư: Khoảng 60% các trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tử cung có chỉ số xét nghiệm CA 125 tăng và xét nghiệm dấu ấn sẽ giúp bác sĩ đánh giá được các chỉ số này.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác như: Xét nghiệm Pap smear, xét nghiệm Thinprep, xét nghiệm HPV… để có thể đánh giá tình trạng của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp – Ra máu báo thai có đau bụng không và điều cần chú ý!
Tầm soát ung thư giúp chị em có thể chủ động phòng ngừa bệnh ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường trong cơ thể
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang triển khai các gói sàng lọc ung thư tử cung với chi phí vô cùng hợp lý, đáp ứng các nhu cầu của mọi đối tượng phụ nữ. Các danh mục khám được thiết kế khoa học, đầy đủ các danh mục khám thiết yếu. Cùng với đó là sự thăm khám kỹ, tư vấn kỹ càng của đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao đối với từng tình trạng bệnh. Hệ thống trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại giúp quá trình thăm khám được nhẹ nhàng, nhanh chóng và đảm bảo kết quả được chính xác… Đó là ưu điểm nổi bật giúp Thu Cúc TCI trở thành địa chỉ chị em trao gửi niềm tin và sức khỏe của mình.
Để ngăn ngừa căn bệnh quái ác này, chị em nên chủ động thực hiện tầm soát ung thư tử cung nhằm bảo vệ sức khỏe của mình và tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tới sức khỏe nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.