Giải đáp: Mẹ bầu đau mắt đỏ mùa lũ ảnh hưởng đến thai nhi không

Mẹ bầu đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến em bé trong bụng không là câu hỏi nhiều chị em quan tâm. Bài viết sau sẽ giải đáp rõ nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ từ phụ nữ mang thai và nuôi con bú sang trẻ nhỏ trong mùa mưa lũ. Đừng bỏ qua những hướng dẫn phòng ngừa và điều trị an toàn ở cuối bài viết.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Mẹ bầu đau mắt đỏ mùa lũ ảnh hưởng đến thai nhi không

src1. Nguyên nhân mẹ bầu dễ đau mắt đỏ

Một trong các đối tượng dễ bị đau mắt đỏ nhất, đặc biệt là trong thời điểm mưa lũ kéo dài, độ ẩm tăng cao, chính là phụ nữ mang thai. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở đối tượng này, đó là:

Giải đáp: Mẹ bầu đau mắt đỏ mùa lũ ảnh hưởng đến thai nhi không

Mẹ bầu đau mắt đỏ mùa mưa lũ nhiều, vì sao?

– Trong thai kỳ, miễn dịch hình thành trong cơ thể mẹ phần lớn được truyền cho con. Vì vậy, sức đề kháng của mẹ giảm nhiều, các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả virus, vi khuẩn, chất kích ứng đau mắt đỏ dễ tấn công mẹ.

– Sự thay đổi nồng độ hormone liên tục trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến khả năng đề kháng, ngừa viêm nhiễm.

– Mẹ bầu căng thẳng, stress cũng làm cơ thể yếu hơn, dễ mắc bệnh hơn.

– Trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, môi trường ô nhiễm do ngập lụt kéo dài, tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và tấn công vào cơ thể mẹ, đặc biệt khi mẹ tiếp xúc

trực tiếp với nước lũ.

src2. Mẹ bầu đau mắt đỏ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Bệnh đau mắt đỏ có thể biến chứng nguy hiểm (viêm giác mạc, sẹo giác mạc), ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu không điều trị đúng cách từ sớm. Vậy virus, vi khuẩn gây đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Giới chuyên gia khuyên mẹ đừng quá lo lắng, bởi khả năng lây nhiễm đau mắt đỏ từ mẹ sang thai nhi là rất thấp.

Trong hầu hết các trường hợp, đau mắt đỏ không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vi khuẩn hoặc virus gây bệnh thường không vượt qua hàng rào nhau thai để tác động đến em bé.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, đau mắt đỏ có thể gây ra một số ảnh hưởng gián tiếp:

– Sốt cao kéo dài ở mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Stress và mất ngủ do khó chịu có thể tác động đến sức khỏe tổng thể của mẹ và thai nhi.

Trường hợp đặc biệt, một số loại virus như Zika hoặc Cytomegalovirus (CMV) có thể gây đau mắt đỏ và có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm virus này rất

hiếm gặp.

Nhìn chung, mẹ bầu đau mắt đỏ không nên quá lo lắng, hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt để phục hồi bệnh nhanh chóng.

src3. Phụ nữ nuôi con bú bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến trẻ không?

Nhiều bà mẹ cũng lo lắng về việc bị đau mắt đỏ trong thời gian cho con bú. Sự thật, virus gây bệnh này có dễ truyền sang con không, dưới đây là một số thông tin quan trọng:

Tìm hiểu thêm: Giác mạc mỏng có phải là bệnh lý?

Giải đáp: Mẹ bầu đau mắt đỏ mùa lũ ảnh hưởng đến thai nhi không

Mẹ bị đau mắt đỏ khi nuôi con bú cần chú ý gì?

– Nguy cơ lây nhiễm: Đau mắt đỏ có thể lây từ mẹ sang con thông qua tiếp xúc gần. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp vệ sinh cẩn thận.

– Ảnh hưởng qua sữa mẹ: Hầu hết các loại vi khuẩn hoặc virus gây đau mắt đỏ không thể truyền qua sữa mẹ. Vì vậy, việc cho con bú vẫn an toàn nếu thực hiện đúng cách.

src4. Cách phòng và điều trị đau mắt đỏ cho phụ nữ mang thai, nuôi con bú

src4.1. Hướng dẫn mẹ bầu phòng đau mắt đỏ

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ mùa mưa lũ, mẹ bầu nên chú ý:

– Di dời khỏi vùng có cảnh báo lũ quét, sạt lỡ đất từ sớm để đảm bảo an toàn.

– Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ và các vật dụng nghi nhiễm mầm bệnh.

– Thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, đặc biệt là trước khi chạm vào mắt, không dùng chung vật dụng cá nhân.

– Bổ sung thức ăn giàu Omega 3, các vitamin nhóm A, C, E, và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress.

– Khi đi đến nơi bụi bẩn, có nước lũ, nên đeo kính bảo hộ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt.

src4.2. Mẹ bầu đau mắt đỏ điều trị thế nào?

Nếu không may nhiễm bệnh đau mắt đỏ, mẹ bầu cần điều trị sớm, đúng cách, tránh biến chứng.

– Đầu tiên, hãy chia sẻ vấn đề với bác sĩ Chuyên khoa Mắt và bác sĩ Sản khoa để được tư vấn hướng điều trị. Đừng quên thăm khám để được kê đơn thuốc điều trị an toàn cho thai nhi.

– Hàng ngày, cần vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý ấm, sau đó chườm lạnh để giảm triệu chứng đau mắt đỏ.

– Hạn chế việc sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian mang thai đau mắt đỏ.

– Tuyệt đối tránh dùng mẹo dân gian chữa đau mắt đỏ hoặc các thuốc không kê đơn để điều trị tại nhà.

Giải đáp: Mẹ bầu đau mắt đỏ mùa lũ ảnh hưởng đến thai nhi không

>>>>>Xem thêm: Bệnh mộng mắt: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Đừng quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là dưỡng chất tốt cho mắt

src4.2. Đối với mẹ nuôi con bú

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ sang cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ bỉm sữa cần:

– Rửa tay kỹ trước khi chạm vào bé hoặc cho bú.

– Tránh để dịch tiết từ mắt của mẹ tiếp xúc với bé.

– Sử dụng khẩu trang khi cho con bú để tránh lây nhiễm qua đường hô hấp.

Về phương hướng điều trị, chị em cần:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống an toàn trong thời gian cho con bú.

– Một số loại thuốc kháng sinh có thể an toàn khi cho con bú, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Trong hầu hết các trường hợp, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú khi bị đau mắt đỏ. Sữa mẹ chứa các kháng thể có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng.

Mẹ bầu đau mắt đỏ hay phụ nữ cho con bú mắc bệnh này hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến con nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em nên tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa. Chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh, và đừng quên điều trị theo phác đồ, tránh dùng thuốc kháng sinh có hại cho thai nhi hoặc nguồn sữa mẹ. Bằng cách cho con bú chuẩn y khoa, mẹ vẫn có thể tăng đề kháng cho con mà không lây nhiễm đau mắt đỏ sang trẻ sơ sinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *