Giải đáp mọi thắc mắc về thuốc chữa nhiệt miệng

Nhiệt miệng là vấn đề phổ biến ai cũng dễ gặp phải. Ngoài xử lý đơn giản bằng phương pháp tự nhiên, đôi khi người bệnh cũng sẽ cần dùng tới thuốc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên cần phải hiểu biết rõ ràng trước khi sử dụng.

Bạn đang đọc: Giải đáp mọi thắc mắc về thuốc chữa nhiệt miệng

1. Thuốc trị nhiệt miệng gồm những loại nào?

Nhiệt miệng là tình trạng miệng bị viêm nhiễm, tạo thành vết loét nhỏ màu trắng hoặc đỏ, gây cản trở việc hấp thụ thức ăn.

Thông thường, để khắc phục chứng nhiệt miệng, người bệnh chỉ cần điều chỉ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên nếu vết loét trở nặng hoặc dai dẳng không khỏi, hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc đặc trị. Tác dụng của thuốc giúp tiêu viêm, giảm đau, ngừa nhiễm trùng. Nhờ đó vết loét khép miệng và chóng lành. Một số loại thuốc phổ biến thường dùng gồm:

– Thuốc bôi giảm đau: Thuốc dạng gel dùng bôi trực tiếp lên vết loét giúp giảm đau, chứa benzocaine và lidocain

– Miếng dán giảm đau: Giúp bảo vệ vết lở miệng khi đang lành lại

– Thuốc bôi tiêu viêm: Chứa các thành phần steroid

– Kháng sinh: Được chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng

– Viên ngậm chứa kẽm, vitamin B, C

– Thuốc uống giảm đau

Giải đáp mọi thắc mắc về thuốc chữa nhiệt miệng

Thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến với người bệnh

Dù là loại thuốc gì, bệnh nhân cũng cần nghiêm túc tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Trường hợp người bệnh bị loét miệng tự ý mua và sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc để lại hệ quả, biến chứng về sau.

2. Các thắc mắc phổ biến khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng

Như lẽ đương nhiên, khi sử dụng một loại dược phẩm, nhiều người sẽ có những câu hỏi xung quanh vấn đề này.

2.1. Thuốc chữa nhiệt miệng có gây hại dạ dày không?

Khi bị nhiệt miệng, đa số mọi người sẽ mua thuốc bôi để vết loét mau lành. Sau một thời gian ngắn, vùng dạ dày của bệnh nhân có dấu hiệu bị đau. Trong thuốc này thường chứa thành phần lidocain. Do vậy, có nghi ngờ cho rằng cơn đau này do thuốc trị nhiệt gây nên.

Trên thực tế, lidocain trong thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Thuốc dạng gel nên được bôi trực tiếp vào vết loét trong miệng. Nhiều trường hợp bệnh nhân lỡ nuốt thuốc vào trong. Tuy nhiên nồng độ thuốc quá nhỏ và không có ảnh hưởng tới chứng đau dạ dày của người bệnh. Vì vậy mọi người có thể yên tâm về vấn đề này.

Tìm hiểu thêm: Viêm xoang uống thuốc không khỏi phải làm sao?

Giải đáp mọi thắc mắc về thuốc chữa nhiệt miệng

Thuốc chữa loét miệng không ảnh hưởng tới dạ dày

2.2. Khi dùng thuốc chữa nhiệt miệng có cần chú ý gì không?

Đối với người sử dụng thuốc trị nhiệt miệng, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cần thiết lập lại lối sống, dinh dưỡng,.. để bệnh nhanh lành và hạn chế tái phát về sau. Một số lưu ý cho người đang chữa nhiệt miệng gồm:

– Giữ vệ sinh răng miệng: Ngoài việc đánh răng đúng cách, người bệnh nên súc miệng thường xuyên nhằm sát khuẩn cho vết loét

– Giảm đau và sưng: Có thể chườm đá lạnh

– Dinh dưỡng: Nói không với đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tránh làm bệnh thêm nặng hơn. Bổ sung đủ vitamin và tăng sức đề kháng

– Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

– Nếu vết loét có dấu hiệu trầm trọng hơn, bệnh nhân cần sớm tới bệnh viện để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời

2.3. Cách phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào là đúng?

Loét miệng có thể tái phát nếu chúng ta không biết cách ngăn ngừa. Dưới đây là những phương pháp phòng tránh cơ bản:

Vệ sinh răng miệng

Đánh răng thường xuyên và súc miệng mỗi ngày không chỉ giúp ngừa nhiệt miệng mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng nói chung. Nước súc miệng có thể là nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng được bác sĩ chỉ định.

Giải đáp mọi thắc mắc về thuốc chữa nhiệt miệng

>>>>>Xem thêm: Những sai lầm thường gặp trong cách gỡ xương cá mắc cổ

Đánh răng thường xuyên và súc miệng mỗi ngày giúp ngừa nhiệt miệng

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Bạn nên tập trung bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày, thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt. Để hạn chế nhiệt miệng, bạn cần hạn chế thức ăn gây kích ứng cho miệng, nói không với rượu bia và chất kích thích. Thức ăn quá mặn và trái cây có tính axit là những thứ nên giảm bớt. Nước uống cũng được yêu cầu bổ sung đủ mỗi ngày, thêm vào đó là nước trái cây hoặc trà xanh, các loại đồ uống có tính sát khuẩn miệng tốt.

Thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân gây vết loét có thể bắt nguồn từ căng thẳng kéo dài trong cuộc sống. Một kế hoạch sống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không stress sẽ giúp bạn tránh khỏi căn bệnh này, đồng thời bạn được tận hưởng cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều

Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó, chỉ cần mỗi người chủ động thay đổi cuộc sống khoa học và hợp lý hơn. Thêm vào đó, người bị nhiệt miệng nên chú ý khắc phục bằng những phương pháp tự nhiên. Trường hợp cần dùng thuốc, người bệnh hãy thật sự hiểu biết và lựa chọn kỹ càng trước khi sử dụng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *