Giải đáp: Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không

Nấm miệng hay đẹn miệng, tưa miệng – một bệnh lý vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn. Đây là thực tế nhiều phụ huynh đã biết. Thế nhưng, hệ lụy của nấm miệng chỉ có vậy hay còn nhiều hơn thế? Tức là nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc đó của bố mẹ trong bài viết sau, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp: Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không

1. Tổng quan về nấm miệng: Khái niệm, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

1.1. Khái niệm và nguyên nhân nấm miệng

Nấm miệng là tình trạng nấm Candida Albicans làm nhiễm trùng môi, má trong, lưỡi, vòm họng,… trẻ. Loại nấm này luôn khu trú trên cơ thể người. Tuy nhiên, khi ở trạng thái cân bằng với các lợi khuẩn, chúng hoàn toàn vô hại. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu sự cân bằng này biến mất, Candida sẽ phát triển quá mức, gây nấm miệng nói chung và gây nấm miệng ở trẻ em nói riêng. Vậy, đâu là những yếu tố tiêu cực có thể phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh của cơ thể? Có rất nhiều yếu tố như thế. Tuy nhiên, sau đây là 2 yếu tố phổ biến nhất:

– Suy giảm miễn dịch hoặc điều trị kháng sinh dài ngày

– Khẩu phần ăn nhiều đường, ít chất béo (đối với trẻ vẫn đang bú mẹ): Thời kỳ bú mẹ của trẻ bao gồm 2 giai đoạn: Sửa đầu giàu đường và sữa cuối giàu chất béo. Trẻ bú nhiều sữa đầu mà bú ít sữa cuối, có nguy cơ bị mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến nấm miệng cao hơn những trẻ còn lại.

Ngoài nguyên nhân phía trên, trẻ còn có thể nhiễm nấm miệng từ mẹ, nếu mẹ bị nấm tại cơ quan sinh sản hoặc cơ quan tiêu hóa nhưng chưa điều trị dứt điểm khi mang thai và sinh trẻ.

Giải đáp: Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không

Trẻ bú nhiều sữa đầu mà bú ít sữa cuối, có nguy cơ bị nấm miệng cao hơn những trẻ còn lại

1.2. Dấu hiệu nhận biết nấm miệng

Biểu hiện điển hình của nấm miệng ở trẻ em là các mảng trắng xuất hiện ở môi, má trong, lưỡi và vòm họng trẻ. Đặc điểm của những mảng trắng này là rất khó vệ sinh sạch sẽ. Nếu mẹ cố gắng cạo, nạo chúng, trẻ có thể chảy máu. Dấu hiệu đặc trưng này của nấm miệng còn có thể đi kèm một một số triệu chứng khác như trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn,…

2. Giải đáp câu hỏi “nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không”?

Sự phát triển của nấm miệng có 2 giai đoạn: Giai đoạn nhẹ và giai đoạn nặng.

– Giai đoạn nhẹ: Ở giai đoạn này, nấm miệng chỉ tồn tại trong khoang miệng. Ngoài mảng trắng ở môi, má trong, lưỡi, vòm họng,… bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị nấm miệng có đang ở giai đoạn này hay không thông qua dấu hiệu trẻ bị khô, nứt nẻ miệng.

– Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn này, nấm miệng không còn chỉ tồn tại trong khoang miệng mà đã di chuyển đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Cụ thể, các cơ quan đó là: Hầu họng, thực quản, dạ dày, ruột non, cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh sản và hậu môn,… Trẻ lúc này có thể sẽ bị ngạt thở, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy,…

Đặc biệt, nấm miệng là bệnh lý không thể tự khỏi. Muốn thoát khỏi chúng, bé phải được chủ động điều trị bởi chuyên gia cũng như phải được chăm sóc tích cực tại nhà bởi bố mẹ.

Như vậy, xem xét 2 giai đoạn phát triển và tính không khỏi nếu không được kiểm soát của nấm miệng, chúng ta có thể thấy nấm miệng vừa nguy hiểm vừa không. Cụ thể, nếu bé được điều trị và chăm sóc kịp thời, nấm miệng không nguy hiểm. Còn ngược lại? Nấm miệng nguy hiểm và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, tiền bạc hơn để xử lý.

Tìm hiểu thêm: Sâu tủy răng và những biến chứng khôn lường!

Giải đáp: Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không

Nấm miệng có thể khiến trẻ bị ngạt thở

3. Điều trị nấm miệng

3.1. Chủ động điều trị với chuyên gia

Để nấm miệng không phát triển tới giai đoạn nặng, đe dọa sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất khi các dấu hiệu nấm miệng đầu tiên xuất hiện.

Sau thăm khám, tùy thuộc tình trạng bệnh lý nấm miệng cũng như tình trạng toàn thân mỗi trẻ, chuyên gia sẽ kê đơn phù hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc điều trị nấm miệng sẽ là Miconazole dạng gel và Nystatin dạng viên nén có thể nghiền nát hoặc dạng bột hòa tan trong nước.

Cách sử dụng 2 thuốc này tương đối đặc thù:

– Bước 1: Bố mẹ quấn một miếng gạc mềm xung quanh đầu ngón áp út hoặc đầu ngón út.

– Bước 2: Sau đó, bố mẹ nhúng đầu ngón tay quấn gạc vào nước sôi để nguội cho đến khi gạc mềm

– Bước 3: Tiếp theo, chấm gạc mềm vào Miconazole hoặc Nystatin.

– Bước 4: Cuối cùng, dùng gạc mềm đã chấm Miconazole/Nystatin lau miệng cho trẻ. Bố mẹ lau từ ngoài vào trong, từ hai bên má đến lưỡi rồi vòm họng.

Hoạt động này được gọi là đánh tưa miệng. Việc đánh tưa miệng chỉ nên thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày và nên đánh tưa miệng khi trẻ đang đói để hạn chế tình trạng nôn trớ. Khi nấm miệng biến mất, bố mẹ không nên dừng đánh tưa miệng luôn mà nên tiếp tục tiến hành nó thêm 2 ngày nữa. Sau 1 tuần điều trị chủ động, nếu nấm miệng không khỏi, cho trẻ tái khám ngày để được chuyên gia điều chỉnh phương pháp điều trị.

Giải đáp: Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý quan trọng sau nút mạch gan cần biết

Để nấm miệng không trở nặng, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia

3.2. Tích cực chăm sóc tại nhà

Bên cạnh tuân thủ chính xác hướng dẫn của chuyên gia trong điều trị nấm miệng, bố mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà theo một số lưu ý sau:

– Nên cho trẻ uống sữa mẹ thay vì sữa công thức. Vì sữa mẹ vừa dồi dào chất dinh dưỡng vừa giàu kháng sinh tự nhiên.

– Tuyệt đối không nạo, vét các mảng trắng trên môi, má trong, lưỡi và vòm họng trẻ để tránh làm trẻ đau, rát, sưng, chảy máu.

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ chua, đồ cay, đồ mặn. Vì đường là môi trường sống lý tưởng của nấm Candida còn đồ chua, cay, mặn dễ gây kích ứng niêm mạc miệng.

– Không hôn trẻ để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo qua lại.

Như vậy, câu trả lời của câu hỏi “nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không” là chúng không nguy hiểm nếu được kiểm soát kịp thời và ngược lại. Chính vì vậy, ngay khi các dấu hiệu nấm miệng xuất hiện, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *