Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là bệnh lý khá phổ biến, nhất là vào các thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ có rất nhiều, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp trên
1. Bệnh viêm đường hô hấp trên xảy ra ở trẻ em là gì?
Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý khá phổ biến ở đối tượng trẻ em
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng xảy ở một hay nhiều cơ quan thuộc đường hô hấp trên. Theo đó, đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận là mũi, xoang, họng, hầu, thanh quản.
Bệnh viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, đối tượng trẻ em với thể trạng còn non, sức đề kháng yếu, những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe thường nhiều hơn.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có tới 10 triệu ca tử vong vì các bệnh viêm đường hô hấp: cúm, viêm mũi họng… Trung bình các bé dưới 5 tuổi có thể mắc viêm đường hô hấp trên từ 4 – 6 lần mỗi năm. Hơn thế, sau khi đã hồi phục bệnh, sức khỏe của trẻ vẫn có thể bị suy giảm, thậm chí có thể kéo theo hệ quả chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần của bé.
2. Nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp trên do đâu?
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ viêm đường hô hấp trên như: virus, vi khuẩn, bụi bẩn và nấm mốc. Trong đó, các tác nhân gây bệnh thường gặp phổ biến gồm: virus Adeno, Rhinovirus, virus cúm, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, nấm Cunninghamella, nấm Rhizopus, nấm Candida…
Theo chuyên gia, phần lớn nhóm trẻ dưới 5 tuổi bị mắc viêm đường hô hấp trên đều do tác nhân virus. Bệnh khởi phát với sự nhiễm trùng do virus gây nêm, dần biến chứng thành nhiễm trùng do tác nhân là vi khuẩn rồi gây nên viêm họng và các nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ còn có thể bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp trên bởi sự tác động của các yếu tố gồm:
– Các tác động từ môi trường sống như: ô nhiễm, vệ sinh kém, ẩm thấp, khói thuốc lá…
– Thể trạng sức khỏe của bé còn yếu, nhất là các bé có hệ miễn dịch yếu, bé bị sinh non hay đang mắc các bệnh lý như còi xương hay suy dinh dưỡng.
3. Các dấu hiệu nhận bệnh viêm đường hô hấp trên xảy ra ở trẻ
3.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã bị viêm đường hô hấp trên
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị cúm A có nên uống kháng sinh hay không?
Sốt cao, ho nhiều là những triệu chứng thường gặp ở bé mắc viêm đường hô hấp trên
So với các bệnh khác, viêm đường hô hấp khi xảy ra ở trẻ có thời gian ủ bệnh khá ngắn. Chỉ sau khoảng 1 – 4 ngày kể từ khi nhiễm phải tác nhân gây bệnh, các triệu chứng của bệnh sẽ dần xuất hiện. Đây cũng chính là dấu hiệu giúp phụ huynh phát hiện và nghi ngờ trẻ có thể đã bị viêm đường hô hấp trên:
– Trẻ xuất hiện triệu chứng sốt cao, có thể lên tới 39 – 40 độ C, kèm theo các dấu hiệu khác như: viêm kết mạc, ngứa mắt…
– Bé có biểu hiện ho từng cơn, có thể ho khan có đờm hoặc không đờm;
– Bé bị nghẹt mũi, nước mũi chảy nhiều kéo theo cổ họng đau rát nên cơ thể có xu hướng mệt mỏi nhiều và chán ăn;
– Một số bé còn cảm thấy khó thở, tuy nhiên triệu chứng này rất ít gặp.
– Các bé bị viêm VA mãn tính khi mắc viêm đường hô hấp trên còn có thể dẫn đến viêm xoang kèm theo triệu chứng đau đầu.
Lưu ý rằng, bệnh này khi xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, triệu chứng có thể biểu hiện không rõ ràng. Nhiều phụ huynh chủ quan còn thể lầm tưởng con chỉ bị cảm cúm đơn giản, đến khi phát hiện cho con đi khám thì bệnh đã chuyển biến nặng. Vì thế trẻ càng nhỏ phụ huynh càng cần chú ý nhiều hơn, nên cho bé đi khám sớm khi thấy con xuất hiện những triệu chứng bất thường nghi mắc viêm đường hô hấp.
3.2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp trên cần cho đi khám
Ngoài những dấu hiệu nhận biết bệnh, phụ huynh cũng cần chú ý tới cả những dấu hiệu bệnh chuyển nặng bao gồm:
– Bé bỏ bú và chán ăn, bỏ bữa nhiều;
– Bé có biểu các biểu hiện bất thường như: thở nhanh, khó thở, thở co lõm lồng ngực…
– Bé viêm đường hô hấp trên sốt cao hơn 2 ngày chưa thấy đỡ.
Tất cả các dấu hiệu trên đều tiềm ẩn nguy cơ bệnh chuyển nặng, có khả năng biến chứng thành viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm màng não, viêm tim… Do đó ngay khi quan sát thấy trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường, phụ huynh nên đưa bé đến viện khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp bé được bác sĩ khám, kiểm tra và hỗ trợ kịp thời nếu cần để không xảy ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
4. Cách xử trí khi trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên
>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ và những điều cần biết
Bé nghi mắc viêm đường hô hấp nên được đi khám bác sĩ để xác định bệnh và điều trị đúng cách
Việc xử trí trẻ viêm đường hô hấp trên kịp thời và đúng cách có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ đó, thời gian và chi phí điều trị bệnh cho bé được tiết kiệm tối đa, sức khỏe của trẻ cũng ít bị ảnh hưởng hơn sau khi đã hồi phục bệnh.
Cách tốt nhất khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi mắc viêm hô hấp trên là phụ huynh nên cho bé đi khám bác sĩ. Tại các cơ sở y tế uy tín, trẻ sẽ được khám với bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, được tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh đang mắc phải. Dựa trên kết thu về và thể trạng hiện tại của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ nên cho bé nhập viện hay cho bé về điều trị tại nhà theo phác đồ được chỉ định.
Trường hợp trẻ được điều trị bệnh tại nhà, phụ huynh cần cho bé uống thuốc đúng liều và chăm sóc cẩn thận:
– Cho bé uống thuốc hạ thuốc hạ sốt khi con có biểu hiện sốt cao > 38,5 độ.
– Cho bé uống nhiều nước hoặc tăng lượng bú và cữ bú lên (với bé bú hoàn toàn sữa mẹ) để bù nước và điện giải bị thiếu hụt trong những đang bị bệnh;
– Chú ý cho bé ăn uống đầy đủ với các bữa ăn dễ tiêu hóa và có dinh dưỡng cân bằng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trường hợp bé mệt mỏi, chán ăn nhiều, mẹ nên chia phần ăn hàng ngày của con thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp tới bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để có thể hiểu hơn về trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư về các bệnh lý nhi khoa, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.