Vì sao niềng răng phải nhổ răng là thắc mắc mà không ít người quan tâm khi tới khám, chỉnh nha tại Thu Cúc TCI. Trên thực tế, nhổ răng để chỉnh nha còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người và chỉ định của bác sĩ. Tìm hiểu ngay!
Bạn đang đọc: Giải đáp nha khoa: Vì sao niềng răng phải nhổ răng?
1. Tìm hiểu về niềng răng
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha thường được áp dụng hiện nay để khắc phục sai lệch ở răng. Về cơ bản, niềng răng hiện nay sử dụng các khí cụ chuyên dụng để tạo ra một lực phù hợp, giúp điều chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm. Hiện nay, niềng răng có đa dạng phương pháp như niềng bằng khí cụ truyền thống (niềng mắc cài kim loại, niềng mắc cài sứ…), niềng bằng khay niềng trong suốt hiện đại (invisalign, aligers…) Nhờ đó, mọi người có thêm nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu chỉnh nha và thẩm mỹ trong quá trình niềng của bản thân hơn.
Các phương pháp niềng răng hiện nay được đánh giá cao trong việc:
– Khắc phục tình trạng sai lệch, thiếu thẩm mỹ ở răng như hô, móm, lệch lạc, sai khớp cắn… – Cải thiện khả năng ăn nhai do điều chỉnh răng về đúng khớp cắn, hàm răng đều đặn, cân đối hai hàm.
– Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm do hàm răng đều giúp mọi người dễ chải răng và chăm sóc hằng ngày.
– Khắc phục các khiếm khuyết về mặt phát âm, giúp mọi người nói rõ ràng, truyền cảm hơn.
rõ ràng, dễ nghe hơn.
– Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt do khắc phục được các nhược điểm lệch mặt, hàm hô, hàm móm… giúp mọi người tự tin hơn khi giao tiếp.
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha thường được áp dụng hiện nay để khắc phục sai lệch ở răng
Để có thể niềng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người một cách cụ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp niềng phù hợp với tình trạng và nhu cầu của từng người. Thông qua đó, tối ưu hiệu quả niềng để mọi người có thể nhanh chóng sở hữu hàm răng đều, đẹp hơn.
2. Nguyên do vì sao niềng răng phải nhổ răng?
Niềng răng có phải nhổ răng hay không là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu về kỹ thuật chỉnh nha cũng như tới khám, niềng răng tại các nha khoa hiện nay. Theo các bác sĩ nha khoa Thu Cúc TCI, niềng răng phải nhổ răng hay không tùy thuộc vào tình trạng và chỉ định của bác sĩ. Không phải 100% trường hợp niềng răng cần phải nhổ bỏ răng cho mục đích chỉnh nha. Quá trình niềng răng cần nhổ bỏ răng trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Răng bị hô, móm nặng: Cần nhổ bớt răng để tạo khoảng trống, giúp dịch chuyển các răng khác về đúng vị trí để tạo nên hàm răng đều, chuẩn khớp cắn.
– Răng khấp khểnh, chen chúc: Răng bị chen chúc, lệch lạc quá lớn cũng cần phải nhổ bớt để có không gian cho các răng khác dịch chuyển trong quá trình niềng.
Một số trường hợp sau đây không cần thiết phải nhổ răng để chỉnh nha:
– Cung hàm rộng: Đảm bảo đủ khoảng cách để dịch chuyển răng mà không cần phải nhổ bỏ răng.
– Niềng răng độ tuổi vàng, từ 12-16 tuổi: Răng miệng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện giúp quá trình chỉnh nha dễ dàng, hiệu quả hơn mà không cần phải nhổ bỏ răng.
– Răng thưa, răng nhỏ: Dễ dàng chỉnh nha về đúng vị trí, giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng.
Nhổ răng tạo khoảng trống trên cung hàm cho răng khác dịch chuyển là câu trả lời cho thắc mắc vì sao niềng răng phải nhổ răng
3. Niềng răng cần nhổ răng nào?
Nhổ răng không chỉ đơn giản là tạo khoảng trống trên cung hàm để chỉnh nha mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng của mọi người. Do vậy, việc nhổ răng luôn được hạn chế đến mức tối đa để tránh làm ảnh hưởng tới độ chắc khỏe của hàm răng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng ở các vị trí dưới đây, phục vụ cho quá trình chỉnh nha:
– Nhổ răng số 4: Răng nằm ở chính giữa khung hàm cần nhổ bỏ để răng cửa bên ngoài và răng hàm di chuyển về vị trí mong muốn. Những người mắc phải tình trạng hô, móm hoặc răng chen chúc, khấp khểnh thường được chỉ định nhổ răng này.
– Nhổ răng số 5: Cũng được chỉ định trong trường hợp cần khoảng trống để di chuyển răng cửa hoặc răng hàm về đúng vị trí. Răng số 5 sau khi nhổ sẽ không ảnh hưởng lớn tới khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ khuôn mặt.
– Nhổ răng số 8 (răng khôn): Răng mọc sau cùng trong cung hàm, thường gây ra tình trạng xô lệch, đâm vào các răng kế cận. Chỉ định nhổ răng khôn thường là để bảo vệ các răng khác và tạo khoảng trống để chỉnh nha.
Tìm hiểu thêm: Mách chị em cách cải thiện tình trạng khô rát khi quan hệ
Cần nhổ răng nào để chỉnh nha còn tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ có chuyên môn
4. Nhổ răng để niềng ảnh hưởng gì?
Có không ít người quan tâm tới việc niềng răng mà nhổ răng thì có ảnh hưởng gì không, có làm giảm hiệu quả niềng hay không… Theo các bác sĩ Thu Cúc TCI, nhổ răng để niềng thực tế không gây ảnh hưởng gì mà còn góp phần tạo hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên, điều này chỉ đáp ứng khi đạt điều kiện:
– Bác sĩ nhổ răng khi đã cân nhắc kỹ lưỡng về sức khỏe răng miệng, hiệu quả niềng;
– Chỉ nhổ răng khi không còn phương pháp khắc phục nào khác;
– Nhổ răng với quy trình khoa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối;
– Xây dựng phác đồ chỉnh nha phù hợp với người cần nhổ răng;
– Theo dõi kỹ lưỡng, sát sao và có phương án xử trí kịp thời ngay khi có các vấn đề bất thường của răng miệng sau khi nhổ…
>>>>>Xem thêm: Cách xử lý hôi miệng sau ăn hành tỏi
Nhổ răng để niềng thực tế không gây ảnh hưởng gì mà còn góp phần tạo hiệu quả chỉnh nha
Nhổ răng được chỉ định khi không thể xử trí bằng giải pháp nào khác, hay nói cách khác, nhổ răng là phương án cuối cùng. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để xác định tình trạng, vị trí răng phù hợp để nhổ. Răng sau khi nhổ sẽ tạo khoảng trống để các răng khác dịch chuyển mà không tác động tới sức khỏe răng miệng, cũng không ảnh hưởng tới khuôn mặt. Nhổ răng cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa chuyên môn cao, bằng máy móc hiện đại và trong môi trường an toàn, vô trùng.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc vì sao niềng răng phải nhổ răng. Bạn có nhu cầu niềng răng, chỉnh nha hay chăm sóc sức khỏe toàn diện hãy liên hệ tới các cơ sở nha khoa uy tín để được khám và tư vấn chi tiết nhất bởi bác sĩ chuyên môn cao. Đừng quên, tuân thủ chỉ định của nha sĩ để quá trình niềng diễn ra hiệu quả, nhanh chóng sở hữu hàm răng thẩm mỹ, chắc chắn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.