Sưng mặt là phản ứng hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo lắng không biết nhổ răng khôn sưng mấy ngày, cũng như cách giảm sưng thế nào… Những thắc mắc thường gặp sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Nhổ răng khôn sưng mấy ngày?
1. Lí giải lí do vì sao bị sưng mặt sau khi nhổ răng khôn
Răng khôn hay còn có tên gọi răng số 8 là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm. Răng khôn thường không xuất hiện ở trẻ nhỏ trong độ tuổi mới mọc răng hoặc vừa thay răng, thay vào đó, chỉ người trưởng thành 18 tuổi trở lên mới có răng khôn.
Do mọc muộn hơn so với răng khác, khi vòm miệng không còn đủ chỗ nên răng khôn thường mọc ở tình trạng bất bình thường như: Mọc lệch, mọc ngầm, xô lẫn nhau, mọc chen lên các răng khác… Không chỉ khó vệ sinh, hay tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, răng khôn còn tiềm ẩn những mối nguy hại khôn lường gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như: Các biến chứng u nang, nhiễm trùng; gây sâu răng và viêm nha chu… Do đó, hầu hết trường hợp có răng khôn đều được chỉ định nhổ bỏ.
Thông thường, bị sưng sau khi nhổ răng khôn chủ yếu xảy ra với hàm dưới bởi răng khôn hàm dưới thường có hình thù kỳ lạ hơn, ngoài ra, hàm dưới liên kết chặt chẽ với cấu trúc giải phẫu dưới răng như mạch máu, dây thần kinh…. Trong quá trình nhổ răng sẽ có sự can thiệp của các dụng cụ nha khoa để tách nướu, lấy chân răng nên rất dễ gây ảnh hưởng đến xương ở cũng như cấu trúc giải phẫu phía dưới. Do đó, bạn không cần quá lo lắng bởi hiện tượng nhổ răng khôn bị sưng là điều hết sức bình thường.
Đặc biệt là với những ca răng mọc ở vị trí khó nhổ, các bác sĩ sẽ phải tiến hành nhiều thủ tục hơn mở xương ổ răng để lấy chân răng khôn nên càng dễ dẫn tới sưng, đau, chảy máu. Mức độ sang chấn càng cao thì triệu chứng sưng càng nặng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên lựa chọn bác sĩ có trình độ, tay nghề để có thể cải thiện đáng kể tình trạng trên.
Bên cạnh lí do kể trên, sưng mặt sau nhổ răng khôn cũng có thể do một số nguyên nhân như:
– Tổn thương nướu do quá trình tách vạt nướu, bác sĩ mở xương để lấy chân răng khôn làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh dẫn đến sưng, đau
– Vết mổ không được xử lý sạch sẽ kéo theo tình trạng nhiễm trùng, đau nhức kéo dài, sưng mặt
– Chăm sóc, vệ sinh sau vết mổ khi nhổ răng không tốt gây viêm nhiễm và sưng nhức ở các vùng lân cận
– Bác sĩ thực hiện nhổ răng không đúng kỹ thuật, còn để sót chân răng hoặc do quy trình nhổ răng không được vô trùng
2. Nhổ răng khôn sưng mấy ngày?
Với thắc mắc nhổ răng khôn sưng mấy ngày, thông thường, sau khi nhổ răng khôn xong thì hiện tượng sưng sẽ xuất hiện ở ngày thứ 2 kể từ khi nhổ răng và kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, con số trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi khoảng thời gian cụ thể ở mỗi người là khác nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí, hướng mọc của răng khôn, cơ địa của mỗi người.
Bên cạnh sưng phồng mặt, ở những trường hợp mới nhổ răng khôn xong còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu như: Nướu sẫm màu hơn so với bình thường, cảm giác căng tức ở vị trí nhổ răng, hoặc nặng hơn là nổi hạch ở dưới hàm…
Đặc biệt, nếu từ ngày thứ 4 trở đi mà hiện tượng sưng vẫn không thuyên giảm, thậm chí ngày càng khó chịu hơn thì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng hoặc viêm ổ răng. Do đó, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng ngày một nặng hơn.
Với thắc mắc nhổ răng khôn sưng mấy ngày, thông thường, hiện tượng sưng sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 ngày
3. Khắc phục hiện tượng sưng sau nhổ răng khôn thế nào?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, để khắc phục tình trạng sưng sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
– Chườm đá
Đá lạnh có khả năng làm tê liệt tạm thời dây thần kinh, hỗ trợ giảm sưng viêm, đau nhức hiệu quả. Về cách thực hiện, bạn có thể ngâm khăn sạch vào nước đá trong khoảng từ 1 đến 2 phút, sau đó, hãy dùng khăn bọc một ít đá và chườm lên vùng má bị sưng từ 2 đến 3 phút. Lưu ý tuyệt đối không được lấy đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng bị sưng. Ngoài ra, khi mới chườm thì vết sưng có thể hơi tê, tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất và tình trạng sưng cũng sẽ được cải thiện dần.
– Chườm ấm
Bên cạnh chườm đá, bạn cũng có thể thử phương pháp chườm ấm vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng. Hơi nóng kích thích sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn, làm tan tụ máu và giảm tình trạng sưng tấy, giúp cải thiện tình trạng sưng và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Tương tự với chườm lạnh, bạn nên thực hiện chườm ấm lên phần má bị sưng nhức trong khoảng từ 2 đến 3 phút, lặp lại liên tục từ 8 đến 10 phút. Lưu ý chỉ chườm ấm và chườm lạnh khi thấy tình trạng chảy máu ở nướu đã ngừng hẳn.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất mẹ cần lưu ý
Để giảm thiểu hiện tượng sưng, bạn có thể sử dụng khăn ấm để chườm lên vùng má bị sưng
– Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau của bác sĩ
Để giảm tình trạng sưng, đau, bạn nên tuân thủ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm viêm, tiêu sưng. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hại tới sức khỏe của bạn.
4. Một số lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, để vết thương mau lành cũng như cơ thể chóng hồi phục, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sau nhổ răng
Sau khi nhổ răng, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như:
– Món ăn mềm, lỏng như: Súp, cháo, bún…
– Trái cây, rau củ giàu vitamin và khoáng chất như: Bơ, chuối, khoai tây, khoai lang…
– Bổ sung các chất dinh dưỡng như Canxi, vitamin, sắt… có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm. Nếu cảm thấy khó nhai có thể chế biến thực phẩm mềm sao cho phù hợp.
Bên cạnh nhóm thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm như:
– Các loại thực phẩm cứng, dai, khó nhai như: Gân, sụn
– Không ăn đồ ăn quá nóng, chua, cay dễ gây ê buốt răng, dẫn đến hại men răng
– Hạn chế sử dụng thức uống có ga hay nhiều đường có thể làm tình trạng viêm nhiễm kéo dài
– Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
4.2. Cắn bông gòn chặt để cầm máu
Trong khoảng 6 tiếng đầu sau nhổ răng khôn, bạn cần cắn chặt bông gòn để cầm máu. Tuyệt đối không khạc nhổ, mút hay dùng tay, lưỡi chạm vào vết thương. Sau 6 tiếng, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
4.3. Tái khám đầy đủ theo định kỳ
Nếu mặt vẫn còn sưng, hoặc đau nhức kéo dài hơn 1 tuần thì bạn cần gặp bác sĩ sớm theo định kỳ. Việc thăm khám sớm sẽ giúp các bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm từ sớm.
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn sưng mấy ngày. Như đã đề cập ở trên, nhổ răng khôn an toàn phụ thuộc rất lớn vào trình độ của bác sĩ thực hiện. Do đó, trước khi nhổ răng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để có thể lựa chọn được địa chỉ nhổ răng an toàn, hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Siêu âm xem có thai hay không giá bao nhiêu?
Công nghệ nhổ răng khôn Piezotome – công nghệ nhổ răng ưu việt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc
Hiện nay, tại khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang áp dụng phương pháp nhổ răng khôn Piezotome. Được mệnh danh là phương pháp nhổ răng ưu việt – sử dụng công nghệ sóng siêu âm với mũi khoan siêu mỏng giúp quá trình nhổ răng diễn ra rất nhanh chóng, nhẹ nhàng, giảm đau và giảm sưng đáng kể. Với công nghệ ưu việt này, khách hàng sẽ được gạt bỏ hoàn toàn những nỗi lo nhổ răng có đau không hay có an toàn không. Bên cạnh đó, tại Thu Cúc TCI, đích thân các bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành có trên 15 năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thực hiện phẫu thuật nhổ răng nhằm đem lại cho khách hàng sự an tâm tuyệt đối.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.