Giấy khám sức khỏe mẫu A3 là yêu cầu thủ tục không thể thiếu với người đi học, đi làm. Tuy nhiên, quá trình làm giấy khám sức khỏe, hay phân loại các giấy khám hiện có trên thị trường vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp những căn bản về giấy khám sức khỏe mẫu A3
1. Phân biệt giấy khám sức khỏe mẫu A3 và mẫu A4
Được áp dụng từ tháng 5 năm 2013, theo phụ lục 1 của Thông tư 14/2013/TT-BYT (Bộ Y Tế), giấy khám sức khỏe mẫu A3 là giấy chứng nhận sức khỏe cho công dân Việt Nam từ 18 tuổi được tham gia quá trình học tập và làm việc tại trường học, doanh nghiệp…Kết quả này là bằng chứng đảm bảo sức khỏe của bạn đủ khả năng đáp ứng công việc tại nơi học tập, lao động. Giấy khám được trực tiếp bệnh viện, cơ sở y tế có thẩm quyền cấp thông qua kết luận thăm khám của các y bác sĩ tại đó. Đây cũng là cơ hội để mỗi công dân được kiểm tra tổng quát về tình hình sức khỏe bản thân, phát hiện các triệu chứng bệnh lý tiềm ẩn và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
Mẫu giấy khám sức khỏe A3
Trước đây, giấy khám sức khỏe được trình bày dưới dạng tờ giấy A3 gập. Sau đó để thuận tiện lưu trữ, một số cơ sở y tế chuyển thành dạng tờ A4 gồm 3 mặt khám. Mẫu giấy tờ này cần đảm bảo có đầy đủ các danh mục khám xét, tầm soát theo yêu cầu của Bộ Y Tế.
Hiện trên thị trường lưu hành loại giấy khám sức khỏe chỉ có một mặt tờ A4, vẫn được liệt kê đủ các danh mục khám. Tuy nhiên kết quả và kết luận khám được lược bớt và tối giản hơn rất nhiều. Đa số các doanh nghiệp không khuyến khích ứng viên sử dụng loại giấy khám này bởi nó gây khó khăn khi đánh giá ứng viên về khả năng thích ứng với môi trường và công việc.
Mẫu giấy khám sức khỏe A4
2. Nội dung giấy khám sức khỏe mẫu A3
Như đã đề cập ở trên, giấy khám sức khỏe tiêu chuẩn dù là mẫu A3 hay A4 cũng cần đảm bảo đầy đủ các nội dung, danh mục thăm khám, được chia thành 3 nội dung chính.
2.1. Khai báo thông tin
Bạn cần cung cấp đúng, đủ các thông tin cá nhân để đảm bảo tính cá nhân và xác minh của giấy khám. Họ tên, giới tính, CMND, địa chỉ, lý do khám sức khỏe… là những thông tin bạn cần điền trên mẫu giấy khám. Ngoài ra, tiền sử bệnh lý của bản thân, tiền sử từng mang thai (với nữ giới), tiền sử bệnh lý người thân trong gia đình cũng là những vấn đề bác sĩ thăm khám cần được biết để tư vấn và kết luận chính xác hơn. Nếu có những dấu hiệu bất thường của cơ thể, hay đang sử dụng thuốc, bạn cũng cần liệt kê chi tiết và đính kèm mẫu thuốc cùng giấy khám.
2.2. Kết quả thăm khám
Bước đầu tiên trong quá trình khám sức khỏe là khám lâm sàng tổng quát. Bác sĩ sẽ lấy các thông số cơ bản: chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực… Sau đó bạn được thăm dò, kiểm tra chức năng hoạt động các cơ quan như răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, da,… cùng chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới hệ cơ quan thần kinh, tim mạch, da liễu,…
Tìm hiểu thêm: Ưu điểm ít người biết về khám sức khỏe cho doanh nghiệp ở xa
Bạn cần cung cấp đúng, đủ các thông tin cá nhân để đảm bảo tính cá nhân và xác minh của giấy khám
Bước tiếp theo tùy vào thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu, nhằm tầm soát và sàng lọc các bệnh liên quan tới tiết niệu, thận, chứng thiếu máu hay tiểu đường.
Kết thúc gói khám là chẩn đoán hình ảnh. Bằng các phương pháp X-quang, siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát và phát hiện sự xuất hiện bất thường trong xương, ổ bụng bệnh nhân.
Tất cả số liệu và kết quả khám sẽ được ghi chép lại trên giấy khám sức khỏe giúp bạn dễ dàng theo dõi tình hình về sau.
2.3. Kết luận sức khỏe
Sau khi thăm khám đầy đủ nội dung, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả kết luận sức khỏe theo hình thức phân loại từ loại I đến loại V (trong đó loại I, II là đạt điều kiện; loại III là mức trung bình; loại IV mức yếu và loại V là mức rất yếu). Trường hợp phát hiện ra triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hoặc các tư vấn cải thiện và giảm nguy cơ bệnh tật.
Siêu âm ổ bụng trong quy trình khám sức khỏe
3. Lưu ý khi đi lấy giấy khám sức khỏe mẫu A3
Nếu chưa có kinh nghiệm khi đi khám lấy giấy sức khỏe, bạn cần bỏ túi ngay một số lưu ý để buổi khám diễn ra thành công nhất.
Giai đoạn trước khi khám, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khám sức khỏe và thay đổi nhỏ một vài thói quen sinh hoạt:
- Chuẩn bị 1-4 chiếc ảnh thẻ kích thước 4×6 cm có thời hạn chụp không quá 6 tháng
- Mang theo CMT hoặc thẻ căn cước công dân cùng giấy tờ tùy thân có ảnh
- Nhịn ăn sáng trước buổi khám
- Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn và chất kích thích, không ăn đồ dầu mỡ, đồ béo trong vòng 5 ngày trước buổi khám
- Không uống nước ngọt, nước có gas, uống nhiều nước lọc 8-12 tiếng trước buổi khám
- Nữ giới không đi khám trong kỳ kinh nguyệt
- Ngủ đủ giấc, không căng thẳng
- Lựa chọn cơ sở y tế khám uy tín, đủ thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe A3
- Đặt lịch khám online để tiết kiệm thời gian, tránh chờ đợi lâu
Trong khi khám, bạn khai báo cụ thể, chính xác các thông tin cá nhân, bệnh sử bản thân và gia đình với y bác sĩ. Việc này giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viện nào cho phép đặt lịch khám trước qua mạng?
Chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang trong khám sức khỏe
Sau khi lấy máu, bạn nên ăn bổ sung ngay để tránh cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đưa ra một vài tư vấn thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Hãy tuân thủ để có sức khỏe tốt hơn!
4. Có nên mua giấy khám sức khỏe mẫu A3 bán sẵn?
Hiện nay, do nhu cầu giấy khám sức khỏe A3 tăng cao khiến bệnh viện quá tải, quá trình chờ đợi khám mất nhiều thời gian, do tính chủ quan với việc tầm soát sức khỏe, nhiều người chấp nhận mua giấy tờ khám sức khỏe có sẵn bán tràn lan trên thị trường mà không cần tới bệnh viện, cơ sở y tế thăm khám. Đặc biệt, người bán cam kết giấy khám có đầy đủ kết luận và con dấu xác nhận, giá cả vô cùng hữu nghị: Chỉ dưới 100 ngàn với giấy khám sức khỏe A4; 100-200 ngàn với giấy khám sức khỏe A3.
Tuy nhiên, thực tế theo quy định, đây được coi là giấy khám sức khỏe giả. Nếu cố tình sử dụng giấy này, bạn có nguy cơ đối mặt với hậu quả và các chế tài xử phạt vô cùng khắt khe. Thứ nhất, bạn đánh mất đi cơ hội kiểm tra sức khỏe của chính mình. Thứ hai, khi nộp giấy khám sức khỏe này tại doanh nghiệp, một số đơn vị đánh giá đây là hành động thiếu trung thực, có thể cho thôi việc, thôi học. Cuối cùng, sử dụng giấy khám giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tiền hoặc ngồi tù theo quy định pháp luật. Do vậy, bạn cần có cái nhìn sáng suốt, quan tâm đúng mực tới sức khỏe và sự nghiệp của chính mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.