Ngày nay, niềng răng đã trở thành phương pháp nắn chỉnh răng phổ biến được nhiều người lựa chọn để cải thiện những khiếm khuyết về răng miệng. Tuy nhiên, để răng có thể dịch chuyển răng về đúng vị trí như mong muốn sẽ mất một quá trình dài. Vậy cụ thể niềng răng mất bao nhiêu thời gian, cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Niềng răng mất bao nhiêu thời gian?
1. Hiểu đúng về khái niệm “niềng răng”
Niềng răng hay còn có tên gọi chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nha khoa, đây là phương pháp sử dụng những khí cụ nha khoa có tính chuyên dụng nhằm mang lại vẻ cân đối và đều đặn cho hàm răng. Ngày nay, niềng răng ngày càng trở nên thông dụng hơn, rất nhiều người tìm đến niềng răng bởi đây là biện pháp “cứu cánh” cho những khiếm khuyết về răng miệng như: Răng móm, răng hô, răng khấp khểnh…
Ngày nay, khi công nghệ Nha khoa ngày càng trở nên phát triển, bạn cũng có nhiều sự lựa chọn phương pháp niềng đa dạng hơn, từ mắc cài kim loại hay mắc cài sứ truyền thống vốn đã rất quen thuộc đến những loại mắc cài hiện đại như mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi, mắc cài trong suốt Invisalign. Tuy sở hữu những đặc điểm khác nhau và có sự chênh lệch về mức chi phí, thế nhưng các phương pháp này đều hướng đến mục đích cải thiện khiếm khuyết, tăng độ thẩm mỹ cho hàm răng, giúp khớp cắn đạt chuẩn.
Niềng răng phương pháp sử dụng những khí cụ nha khoa có tính chuyên dụng nhằm mang lại vẻ cân đối và đều đặn cho hàm răng
2. Niềng răng mất bao nhiêu thời gian?
So với những phương pháp chỉnh nha phục hình khác, nhìn chung niềng răng có thời gian kéo dài hơn rất nhiều.
Theo các chuyên gia, thời gian niềng răng trung bình tính từ ngày đeo niềng cho đến khi tháo niềng là khoảng từ 18 đến 24 tháng. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính tham khảo bởi thời gian niềng ở mỗi trường hợp là khác nhau. Ví dụ với trường hợp mức độ sai lệch không đáng kể thì chỉ cần mất khoảng 12-15 tháng là có thể được tháo niềng. Tuy nhiên với những ca phức tạp hơn như hô, móm nặng thì sẽ cần khoảng thời gian nắn chỉnh lâu hơn, đôi khi có thể lên tới hơn 3 năm.
Tìm hiểu thêm: Quy trình niềng răng mắc cài đúng chuẩn như thế nào?
Niềng răng mất bao nhiêu thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như cách chăm sóc răng
3. Thời gian niềng răng bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Sở dĩ khó có thể xác định thời gian niềng răng bởi con số cụ thể còn phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố như:
– Độ tuổi niềng răng
Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng nhất để niềng răng là giai đoạn từ 12 đến 16 tuổi hoặc sớm hơn tùy theo cơ địa cũng như tình trạng phát triển của trẻ. Bởi ở giai đoạn này, xương hàm chưa phát triển hoàn thiện nên việc điều chỉnh khớp cắn, di chuyển răng rất dễ dàng
– Tình trạng cụ thể của răng
Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu trúc răng, xương hàm mà thời gian niềng có thể khác nhau. Đối với những người bị hô, móm nhẹ thì tất nhiên là thời gian niềng sẽ nhanh hơn so với những người bị hô, móm nặng. Ngoài ra, khi bạn mắc phải một số bệnh lý về răng miệng như: Sâu răng, nha chu, viêm tủy… thì trước tiên cần điều trị khỏi những bệnh này rồi mới bắt đầu quá trình niềng răng, vì vậy mà thời gian cũng sẽ kéo dài thêm một chút
– Trình độ của bác sĩ niềng răng
Trình độ của bác sĩ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định trực tiếp đến thời gian niềng răng. Với bác sĩ có trình độ cao, xây dựng kế hoạch niềng răng phù hợp cũng như dự đoán chính xác được hướng dịch chuyển của răng, giúp quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả và thậm chí là có thể kết thúc sớm hơn dự định.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là với niềng răng mắc cài thì việc vệ sinh răng sẽ trở nên khó hơn bởi các mảng thức ăn bám vào mắc cài. Qua thời gian, nếu không được vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ mảng bám thì bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nướu, sâu răng, do đó ảnh hưởng rất lớn đến thời gian niềng răng.
– Tái khám răng theo định kỳ
Theo định kỳ khoảng 1 tháng/lần thì bác sĩ sẽ có lịch hẹn với khách hàng để theo dõi những thay đổi của răng đồng thời đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Do đó, việc không tuân thủ lịch khám răng theo định kỳ sẽ khiến bác sĩ khó có thể theo dõi được tình trạng răng của bạn. Chính vì vậy, muốn nhanh chóng tháo niềng thì bạn cần thực hiện đúng lịch tái khám.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho răng niềng
Trong quá trình niềng, việc ăn quá nhiều các thực phẩm cứng, dai sẽ ảnh hưởng đến khớp răng và mắc cài, ngoài ra, ăn những thực phẩm giàu tinh bột, hay đường cũng sẽ gây ra những nguy cơ sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu… do mảng bám thức ăn tồn tại trong kẽ răng không được vệ sinh kỹ.
4. Khoa Răng-Hàm-Mặt Thu Cúc TCI: Địa chỉ niềng răng an toàn, hiệu quả!
Khoa Răng-Hàm-Mặt của Hệ Thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang trở thành địa chỉ nha khoa uy tín được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp niềng răng lệch khớp cắn ưu việt
Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ niềng răng tin cậy được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn
Hiện nay, Thu Cúc TCI áp dụng tất cả các phương pháp niềng răng hiện đại như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign, niềng răng mắc cài mặt lưỡi, niềng răng mắc cài tự đóng… Các phương pháp niềng răng đều được áp dụng kỹ thuật nắn chỉnh hiện đại và thông minh, được trực tiếp thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao cùng với sự hỗ trợ tối đa của trang thiết bị y khoa hiện đại. Do đó, khách hàng khi lựa chọn niềng răng tại đây có thể hoàn toàn an tâm với độ an toàn và tính hiệu quả đạt được sau niềng răng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.