Giải đáp: Nữ bị quai bị có vô sinh không?

Nữ bị quai bị có vô sinh không? Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nhiều biến chứng tai hại trên đa cơ quan của cơ thể. Trong những biến chứng đó, có biến chứng nào khiến nữ giới bị vô sinh không? Đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết đáp án của câu hỏi này, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp: Nữ bị quai bị có vô sinh không?

1. Quai bị: Những thông tin hữu ích cơ bản

1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, quai bị có nguyên nhân khởi phát là virus. Cụ thể ở đây là virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Bệnh có hai yếu tố nguy cơ là giới tính và tuổi tác. Theo đó, nếu là nam giới và từ 2 tuổi trở lên, trẻ có nguy cơ mắc quai bị lớn hơn so với bình thường. Còn lại, nguy cơ mắc quai bị ở những trẻ không sở hữu 2 yếu tố đó là đồng đều nhau.

Giải đáp: Nữ bị quai bị có vô sinh không?

Bé gái có nguy cơ mắc quai bị thấp hơn bé trai

1.2. Khả năng và phương thức lây nhiễm

Về khả năng lây nhiễm của quai bị, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), quai bị có thể phát tán ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tập trung ở các khu vực có 1, 2 hoặc cả 3 trong 3 đặc điểm sau: Thứ nhất, đông dân cư. Thứ hai, chất lượng cuộc sống thấp đến tương đối thấp. Thứ ba, khí hậu mát hoặc lạnh. Đối chiếu các đặc điểm đó, chúng ta có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường thuận lợi cho quai bị phát triển. Tại Việt Nam, quai bị chủ yếu được phát hiện ở miền Bắc và Tây Nguyên, vào các mùa Thu – Đông. Với tỷ lệ mắc trung bình hàng năm là 10 – 40/100.000, bệnh có thể bùng phát thành các cụm dịch vừa và nhỏ, nếu thuận lợi lây lan.

Về phương thức lây nhiễm, quai bị, cũng giống các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác như thủy đậu, sởi,…, có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp, từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, thông qua dịch tiết đường hô hấp (dịch tiết mũi họng):

– Trực tiếp: Trẻ không bệnh hít phải dịch tiết đường hô hấp trẻ bệnh ho/hắt hơi ra không khí. Trẻ không bệnh ôm/hôn, nói chung là tiếp xúc thân mật, gần gũi với trẻ bệnh. Trẻ không bệnh dùng dụng cụ ăn uống của trẻ bệnh như bát, đĩa, đũa, thìa, nĩa,…

– Gián tiếp: Trẻ không bệnh cầm/chạm đồ đạc dính dịch tiết đường hô hấp trẻ bệnh, như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn,… rồi sờ/chạm tay lên mắt/mũi/miệng.

1.3. Triệu chứng

Nhận biết sự tồn tại của quai bị là một nhiệm vụ vừa khó lại vừa dễ thực hiện. Khó ở chỗ, 25% trẻ mắc quai bị, từ khi bệnh ủ đến khi bệnh khởi phát, bệnh toàn phát rồi bệnh lui, đều không có biểu hiện rõ ràng. Những trẻ này sẽ vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Còn dễ ở chỗ, 75% trẻ mắc quai bị còn lại, về cơ bản sẽ biểu hiện như sau:

– Triệu chứng không điển hình, xuất hiện sau nhiễm virus Mumps 7 – 14 ngày: Sốt, đau đầu, đau họng, đau hàm, đau cơ-xương-khớp, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi.

– Triệu chứng điển hình, xuất hiện sau triệu chứng không điển hình 1 – 3 ngày: Sưng tuyến nước bọt mang tai, một hoặc hai bên đồng thời/không đồng thời. Tuyến nước bọt sưng làm nhiều vị trí trên cơ thể trẻ sưng, như mang tai, má, dưới hàm, ngực. Sự sưng các vị trí này làm tai trẻ bị đẩy lên và ra ngoài, xương ức trẻ bị phù nề. Các vùng sưng có chung các đặc điểm là đau đớn, không nóng và không xung huyết. Ngoài dấu hiệu mà trẻ cả 2 giới đều có này, nếu là nam, trẻ còn có thể bị sưng bìu và đau tinh hoàn.

2. Giải đáp thắc mắc: Nữ bị quai bị có vô sinh không

Nữ bị quai bị có vô sinh không – Câu trả lời của câu hỏi này là: Hoàn toàn có thể. Biến chứng quai bị khiến nữ giới có thể vô sinh là biến chứng viêm buồng trứng. Theo WHO, cứ 100 bệnh nhân có giới tính nữ, mắc quai bị sau tuổi dậy thì thì có 7 bệnh nhân bị biến chứng này.

Tìm hiểu thêm: Bố mẹ cần phải làm gì khi em bé bị viêm xoang mũi?

Giải đáp: Nữ bị quai bị có vô sinh không?

7% nữ giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì bị biến chứng viêm buồng trứng

Không dừng lại ở đó, nam giới bị quai bị cũng có thể vô sinh. Thậm chí, nguy cơ nam giới vô sinh vì quai bị còn lớn hơn nữ giới. Cũng là thống kê của WHO, có đến 20 – 35% bệnh nhân mắc quai bị sau tuổi dậy thì có giới tính nam bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Trong đó, tới một nửa số ấy sẽ phải trọn đời chung sống với di chứng teo tinh hoàn, giảm tỷ lệ sinh tinh và vô sinh.

Ngoài các biến chứng liên quan đến cơ quan sinh sản, quai bị còn có thể biến chứng đến viêm tụy, viêm thanh phế quản, viêm phổi, nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu.

Tỷ lệ trẻ mắc quai bị biến chứng là không hề thấp, mặc dù tỷ lệ trẻ mắc quai bị tử vong không vượt quá 1/100.000. Càng nhiều tuổi, trẻ có nguy cơ biến chứng càng cao.

3. Điều trị và dự phòng quai bị, hạn chế biến chứng

3.1. Điều trị

Quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; điều trị quai bị là điều trị hỗ trợ hay còn có thể hiểu là điều trị triệu chứng – phòng ngừa biến chứng. Điều đó đồng nghĩa với việc, trẻ mắc quai bị nếu có uống thuốc, thì chỉ uống các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau. Có thể nói, đây đều là những thuốc thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống. Mặc dù vậy, dùng chúng cho trẻ mắc quai bị vẫn bắt buộc phải có chỉ định của chuyên gia. Bởi thế, khi nghi ngờ trẻ bị quai bị, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất cũng là cách duy nhất để kịp thời phát hiện và tích cực chăm sóc các trẻ có dấu hiệu biến chứng.

Giải đáp: Nữ bị quai bị có vô sinh không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ – cẩm nang siêu hữu ích

Khi nghi ngờ trẻ bị quai bị, bố mẹ phải cho trẻ thăm khám với chuyên gia ngay

3.2. Dự phòng

Quai bị có thể được dự phòng đặc hiệu, tức dự phòng hiệu quả 99.9% bằng vắc xin. Theo đó, mọi trẻ, từ 12 tháng trở lên, nên được tiêm vắc xin đơn hoặc vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella càng sớm càng tốt, theo liệu trình sau: Mũi 1, tiêm khi trẻ nằm ở trong độ tuổi 12 – 18 tháng. Mũi 2, tiêm khi trẻ nằm ở trong độ tuổi 3 – 5 năm hoặc tiêm trước khi trẻ đi học. Tuy nhiên, ngay cả khi đã bỏ lỡ các mốc tuổi đó, trẻ vẫn có thể dự phòng vắc xin và đạt hiệu quả bình thường, miễn sao khoảng cách thời gian giữa 2 mũi tiêm là không ít hơn 1 tháng.

Phía trên là đáp án cho băn khoăn của nhiều phụ huynh về khả năng gây vô sinh cho nữ giới của quai bị. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *