Răng số 8 mọc lệch có nên nhổ không, hay cách xử lý răng số 8 mọc lệch thế nào… những thắc mắc thường gặp sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Răng số 8 mọc lệch có nên nhổ không?
1. Sơ lược về tình trạng răng số 8 mọc lệch
Răng số 8 hay còn gọi răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng của hàm, thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Do mọc sau cùng, khi vòm miệng đã không còn đủ chỗ để răng mọc bình thường nên răng khôn thường có chiều hướng mọc lệch, mọc xô lẫn nhau hoặc chen chúc với các răng khác.
Trong đó, trường hợp răng khôn mọc lệch tương đối phổ biến, đặc biệt là ở người trưởng thành. Bởi trong giai đoạn này xương hàm cũng cứng hơn, ít tăng trưởng về kích thước cũng như lớp niêm mạc và mô mềm trở nên dày hơn… khiến răng khôn dễ mọc lệch, đặc biệt là răng khôn hàm dưới.
Do mọc sau cùng, khi hàm đã đủ chỗ nên răng số 8 thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm
2. Răng số 8 mọc lệch có nên nhổ không?
Đa số các trường hợp răng khôn mọc lệch đều được bác sĩ khuyên nhổ, bởi nếu để kéo dài không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm như:
– Một số bệnh lý như viêm lợi hay nhiễm trùng nướu
Do vị trí răng khôn thường mọc ở trong cùng của hàm nên thường rất khó vệ sinh, dễ bị giắt thức ăn hoặc ứ đọng thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và nảy nở. Từ đó, dễ dẫn đến các tình trạng như sâu răng, viêm sưng vùng lợi xung quanh, hôi miệng. Nếu tích tụ lâu ngày, viêm lợi tái phát nhiều lần với mức độ tăng dần, lúc này nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực xung quanh như má, mang tai.
– U nang xương hàm
Quá trình mọc răng khôn thường kéo dài trong nhiều năm, mỗi năm, răng chỉ nhú lên một chút rồi sau đó không có bất kỳ dấu hiệu gì trong suốt một khoảng thời gian dài. Do không thể mọc hoàn chỉnh, răng rất dễ bị nhiễm trùng mạn tính. Hậu quả là hình thành khối u xương hàm và nang thân răng, khiến cho hàm có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng. Trường hợp xấu nhất khi điều trị sẽ phải loại bỏ cả mô và xương.
– Rối loạn phản xạ và cảm giác
Đã có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đâm về phía bên trong hàm hoặc về phía má gây chèn ép các dây thần kinh dẫn đến hiện tượng mất cảm giác ở môi, niêm mạc răng và ở dạ. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến ăn uống hàng ngày, ở bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng không cảm nhận được mùi thức ăn, không có khẩu vị, dẫn đến chán ăn, bỏ bữa, lâu dần gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
– Ảnh hưởng đến răng kế cận
Răng khôn mọc lệch ngầm tác động rất lớn đến răng số 7 bên cạnh. Răng số 7 hay còn được biết đến như răng lớn thứ 2 trên cung hàm đảm nhiệm chức năng ăn nhai. Cụ thể, khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh có thể làm tiêu một phần thân và chân răng.
Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm khiến chúng ta khó nhận biết nếu không kiểm tra. Chỉ khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được thì nhiều người mới “vỡ lẽ” mức độ nguy hại của việc giữ răng khôn.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến giáp di căn
Với thắc mắc răng số 8 mọc lệch có nên nhổ không, câu trả lời là hầu hết răng số 8 mọc lệch đều được chỉ định nhổ để đảm bảo an toàn, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho răng
3. Nhổ răng số 8 mọc lệch bằng những phương pháp nào?
Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn phổ biến hơn cả, đó là nhổ răng khôn bằng phương pháp “truyền thống” sử dụng các dụng cụ như kìm, bẩy và phương pháp Piezotome – nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm.
3.1. Nhổ răng khôn bằng phương pháp sử dụng kìm và bẩy
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dao rạch để mở lộ ra phần nướu, sau đó dùng lực sinh ra ở kìm và bẩy để đưa răng khôn ra khỏi hàm. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành khâu vết mổ lại và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để tránh cho vết thương không bị nhiễm trùng. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc đến các nhược điểm lớn sau phẫu thuật nhổ răng đó là biến chứng chảy máu, viêm nhiễm, đặc biệt là ở những cơ sở thực hiện không đảm bảo chất lượng, bác sĩ có tay nghề kém.
3.2. Nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Đây được mệnh danh là phương pháp nhổ răng ưu việt nhất hiện nay. Thay vì sử dụng dao rạch để mở phần nướu, bác sĩ sẽ thông qua sóng siêu âm cao tần, dùng mũi khoan với kích thước siêu mỏng để mở nướu, làm đứt dây chằng chân răng và tách chân răng khỏi nướu. Ngay sau khi răng khôn được lấy ra, tác động mạch máu tối ưu sẽ thực hiện đóng vết mổ nhanh chóng. Bên cạnh những lợi ích như ít đau, ít sưng, sóng siêu âm Piezotome còn đảm bảo không gây tác động tới mô mềm hay xương hàm, do đó hoàn toàn không gây biến chứng tới các phần khác xung quanh chân răng khi nhổ răng.
Tuy sở hữu những ưu điểm vượt trội, nhưng nhổ răng bằng phương pháp này lại có nhược điểm là giá thành khá cao, chênh lệch nhiều so với phương pháp truyền thống.
4. Lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng số 8
Sau khi nhổ răng số 8, bạn có cảm giác hơi đau nhức và khó chịu, tuy nhiên đây là phản ứng hoàn toàn bình thường nên đừng quá lo lắng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng, bạn nên thực hiện một số lưu ý như sau:
– Tuân thủ theo chỉ định sử dụng kháng sinh của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng hay mua thuốc ở ngoài uống
– Ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp sau khi nhổ răng; không ăn thức ăn quá cứng, dai, dễ vỡ vụn
– Súc miệng bằng nước muối hàng ngày, chải răng nhẹ nhàng để răng không chạm vào vết thương
– Không thực hiện các bài vận động thể chất mạnh trong khoảng từ 24 đến 48 giờ đầu
– Trong khoảng 6 tiếng đầu sau khi nhổ răng khôn, cần cắn thật chặt bông gòn để cầm máu. Lưu ý tuyệt đối không khạc nhổ, mút hay dùng tay, lưỡi chạm vào vết thương. Sau 6 tiếng, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
Hi vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn có lời giải đáp cho thắc mắc răng số 8 mọc lệch có nên nhổ không. Như đã đề cập ở trên, việc duy trì răng số 8 có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Đỡ đẻ thường ngôi chỏm
Nhổ răng khôn bằng công nghệ Piezotome tại Thu Cúc TCI
Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang áp dụng phương pháp nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome. Được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cùng sự trợ giúp đắc lực của hệ thống thiết bị hiện đại, tiên tiến, khách hàng có thể an tâm tuyệt đối với quy trình nhổ răng diễn ra đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.