Nhiều người khi nhắc đến ruột thừa, thường liên tưởng ngay đến những cơn đau ruột thừa “quằn quại, toát mồ hôi” vô cùng sợ hãi, nên không ít người cho rằng ruột thừa vô cùng đáng sợ và là bộ phận “vô tích sự” vậy nên cắt khỏi cơ thể bạn ngay trước khi các cơn đau ruột thừa có thể xảy ra. Nhưng ruột thừa thực ra không hoàn toàn vô tích sự như bạn nghĩ. Vậy ruột thừa có tác dụng gì? Hãy cùng khám phá nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Ruột thừa có tác dụng gì? Khi nào nên cắt bỏ?
1. Ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một phần của hệ tiêu hóa, có hình dạng như hình con giun với chiều dài khoảng 3-13cm, mở vào manh tràng, qua lỗ ruột thừa được đậy bởi một van. Đây là phần đầu của manh tràng bị thoái hóa.
2. Ruột thừa có tác dụng gì?
Mang tên “ruột thừa” nên nhiều người cho rằng ruột thừa chẳng có chức năng gì đối với cơ thể cả. Không những thế, khi bị viêm (viêm ruột thừa) người bệnh còn phải đối mặt với cơn những đau “quằn quại, đau toát mồ hôi, đau thừa sống thiếu chết”. Thậm chí nếu không được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, ruột thừa sẽ bị hoại tử, vỡ ra, dẫn tới viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, nhiều người không ngần ngại đòi cắt luôn ruột thừa trước cho “nhẹ lòng”.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của 2 nhà khoa học William Parker và Randal Bollinger thuộc trường Đại học Duke (North Carolina, Hoa Kỳ) cho biết: ruột thừa có vai trò nhất định thậm chí rất quan trọng trong hệ tiêu hóa.
Trong hệ thống ống tiêu hóa, có lớp màng vi khuẩn có lợi sống cộng sinh và nắm vai trò thiết yếu trong việc lên men thức ăn, tổng hợp vitamin… Theo quan sát nhận thấy rằng, số lượng vi khuẩn này sẽ giảm dần từ ruột thừa trở đi. Như vậy, ruột thừa có thể là nguồn dự trữ vi khuẩn có ích cho tiêu hóa. Đặc biệt, trong trường hợp tiêu chảy nặng, hệ tiêu hóa bị “thất thoát” một lượng lớn vi khuẩn có ích, sự “chi viện” từ ruột thừa là vô cùng cần thiết để tái lập lại trật tự, tránh việc các vi khuẩn gây hại lợi dụng xâm nhập.
Theo một nghiên cứu khác cho thấy: ruột thừa liên quan trước hết với chức năng miễn dịch.
Sau khi sinh, tổ chức lympho bắt đầu tích ở ruột thừa và đạt cực đại ở độ tuổi giữa 20 và 30, sau đó giảm dần rồi hầu như biến mất sau tuổi 60. Trong giai đoạn đầu, ruột thừa có chức năng như một cơ quan lympho, giúp các tế bào lympho B (một dòng bạch cầu) trưởng thành và giúp tạo các kháng thể IgA. Ngoài ra, ruột thừa còn liên quan với việc tạo các phân tử định hướng lympho bào tới nhiều nơi trong cơ thể.
Chính vì vậy, khi chúng chưa hề gây ra những bất ổn nào trong cơ thể bạn thì tốt nhất bạn không nên tự ý cắt bỏ phần ruột thừa này.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu và xử trí xuất huyết tiêu hóa
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa
3.1 Viêm ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa. Do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân trở nên cứng, giống như đá và làm tắc nghẽn lỗ thông. Hiện tượng phân cứng như đá được gọi là “sỏi phân”.
Viêm ruột thừa thường xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 10 tuổi đến 30 tuổi, thậm chí có khi bệnh còn xảy ra với các bé từ 3 đến 4 tuổi và bệnh không lây lan, không bị theo di truyền.
Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng viêm ruột thừa cần được phẫu thuật mở ổ bụng để cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do ruột thừa viêm bị vỡ gây viêm phúc mạc và sốc.
3.2 Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa chưa rõ ràng, nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân sau gây ra:
– Lòng ruột thừa bị tắc nghẽn
– Bị nhiễm trùng ruột thừa
– Tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa
>>>>>Xem thêm: Viêm dạ dày trào ngược có cần phải nội soi không?
4. Điều trị viêm ruột thừa có tác dụng gì
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm là một trong những phương pháp điều trị chính của bệnh viêm ruột thừa.
Thông thường có hai phương pháp phẫu thuật: mổ hở và mổ nội soi. Trong trường hợp người bệnh viêm ruột thừa chưa vỡ gây viêm phúc mạc bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi ít xâm lấn và nhanh hồi phục hơn.
Trường hợp nặng hơn ruột thừa bị vỡ hoặc có nguy cơ dễ bị vỡ, bác sĩ sẽ thực hiện mổ mở để cứu sống người bệnh.
Nếu ruột thừa viêm không bị vỡ tại thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân thường được xuất viện trong vòng 1 – 2 ngày.
Nếu ruột thừa bị vỡ, thời gian nằm ở bệnh viện có thể từ 4 – 7 ngày, tùy vào mức độ của bệnh và thể lực của người bệnh.
Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm), viêm ruột thừa chưa vỡ thì khả năng biến chứng sau mổ rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì nguy cơ biến chứng tắc ruột sau mổ là rất cao. Người bệnh cần thăm khám và điều trị, theo dõi tại các cơ sở y tế uy tín và theo đúng chỉ định của bác sĩ ngoại khoa.