Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao vì diễn biến âm thầm và triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ được xem là biện pháp hữu hiệu trong việc giúp phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này. Vậy bạn đã biết tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào?
1. Sàng lọc ung thư buồng trứng có vai trò gì?
Theo thống kê, tỷ lệ chữa khỏi của căn bệnh ung thư buồng trứng sẽ đạt tới 90% nếu được phát hiện và điều trị bệnh ngay ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm dần nếu phát hiện vào các giai đoạn sau.
Thực tế cho thấy các triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi có những biểu hiện như: đau vùng bụng dưới, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, ăn kém, đầy bụng,… thì người bệnh thường cho rằng đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa nên không đi bệnh viện để kiểm tra. Điều này đã khiến cho bệnh nhân bỏ lỡ thời điểm điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Khi những triệu chứng của ung thư buồng trứng đã rõ ràng thì bệnh đã bước sang giai đoạn tiến triển, khiến cho khả năng điều trị và cơ hội sống sót rất thấp.
Vì vậy, tầm soát (sàng lọc) ung thư buồng trứng được xem là biện pháp đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm, qua đó nâng cao khả năng điều trị bệnh thành công và giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong.
Tầm soát ung thư buồng trứng là hoạt động cần thiết đối với các chị em phụ nữ
2. Tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào và những ai nên thực hiện
2.1. Đối tượng nên quan tâm tới vấn đề “Tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào”
Những nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng nên tiến hành khám sàng lọc định kỳ. Cụ thể:
– Có người thân bị bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
– Có sự bất thường trong một gen BRCA1 hoặc BRCA2.
– Có gen liên quan tới ung thư đại trực tràng nonpolyposis di truyền.
– Người bị thừa cân.
– Người trên 50 tuổi.
– Nữ giới chưa từng mang thai.
– Người gặp các triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh như: Đau ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục, bị táo bón, đầy hơi, chướng bụng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân…
Tìm hiểu thêm: Chữa ung thư vòm họng như thế nào?
Chị em cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng đi đi thăm khám kịp thời
2.2. Trả lời câu hỏi: Tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào?
Hiện nay, có một số phương pháp thường được dùng để tầm soát ung thư buồng trứng đó là:
Xét nghiệm CA 125
CA-125 là một loại protein có nồng độ trong máu cao hơn ở những người bị bệnh ung thư buồng trứng. Do đó, xét nghiệm máu đo chỉ số CA-125 thường được sử dụng trong việc tầm soát ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, chỉ số CA 125 cũng có thể tăng cao với những người mắc bệnh u xơ tử cung, xơ gan, ung thư phổi, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú và ung thư tuyến tụy,…
Ngoài ra, nồng độ CA-125 cũng có thể cao hơn bình thường ở một số nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy chỉ số CA-125 tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm các phương pháp thăm khám khác.
Siêu âm vùng chậu
Phương pháp siêu âm vùng chậu là kỹ thuật sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong xương chậu, bao gồm cả buồng trứng. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm nhằm kiểm tra qua ngả âm đạo hoặc thành bụng. Đối với khám tầm soát ung thư buồng trứng, siêu âm nhằm giúp cho bác sĩ xác định được vị trí và kích thước cụ thể của khối u.
Chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng trong tầm soát ung thư buồng trứng là: chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp Xquang. Những phương pháp này đóng vai trò giúp đánh giá được mức độ của bệnh và xác định giai đoạn xâm lấn của khối u trong cơ thể.
3. Cần lưu ý gì khi tầm soát ung thư buồng trứng?
– Nên thực hiện sàng lọc ung thư buồng trứng trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.
– Không sàng lọc ung thư buồng trứng khi đang đặt thuốc hoặc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
– Tránh quan hệ tình dục khoảng 1 – 2,5 ngày trước khi thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng để phòng ngừa tổn thương cho cổ tử cung và ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chẩn đoán.
– Trước khi đi tầm soát ung thư buồng trứng, tuyệt đối không dùng các loại kem bôi trơn âm đạo vì nó có thể che khuất tế bào bất thường.
>>>>>Xem thêm: Phụ nữ bị u xơ tử cung có mang thai được không?
Cần nắm rõ một số lưu ý trước khi đi thăm khám
Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của chị em phụ nữ, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói tầm soát ung thư phụ khoa, trong đó có ung thư buồng trứng. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, danh mục thăm khám đầy đủ cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại,… TCI luôn là địa chỉ uy tín để chị em phụ nữ khám sức khỏe và tầm soát ung thư.
Trên đây là một số thông tin nhằm giúp bạn hiểu hơn về một số phương pháp phổ biến trong tầm soát ung thư buồng trứng. Đừng quên tiến hành thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.