Giải đáp: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư đại trực tràng nhưng đa số đều phát hiện bệnh khi đã bước vào giai đoạn muộn. Điều này khiến cho bệnh nhân có tỷ lệ điều trị thành công thấp và tuổi thọ không cao. Vì vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng là việc làm cần thiết để cải thiện cho vấn đề này. Vậy bạn đã biết tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào hay chưa? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

1. Tầm soát ung thư đại trực tràng quan trọng ra sao?

Tầm soát ung thư đại trực tràng được sử dụng để giúp tìm kiếm các dấu hiệu bệnh lý ở người ngay từ khi chưa có triệu chứng của bệnh. Còn đối với một người có xuất hiện các triệu chứng, những phương pháp tầm soát ung thư sẽ được sử dụng để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng đó.

Ung thư đại trực tràng thường được phát triển từ các polyp tiền ung thư (phát triển bất thường) ở trong ruột kết hoặc trực tràng. Những phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng sẽ giúp tìm thấy các polyp tiền ung thư, nhờ đó có thể loại bỏ chúng trước khi bị biến chuyển thành ung thư. Các phương pháp tầm soát này cũng có thể giúp phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng, vì vậy mà hiệu quả điều trị sẽ đạt kết quả tốt nhất khi bệnh được phát hiện ngay từ giai đoạn sớm.

Giải đáp: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Tầm soát ung thư đại trực tràng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe

2. Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào và ai nên thực hiện?

2.1. Trước khi trả lời “Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?”, cùng tìm hiểu những ai nên thực hiện tầm soát

Những đối tượng dưới đây nên chú ý tới việc đi tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ hàng năm:

Những người có nguy cơ mắc bệnh ở mức trung bình

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khuyến cáo rằng những người có nguy cơ trung bình mắc bệnh ung thư đại trực tràng nên bắt đầu thực hiện tầm soát thường xuyên từ tuổi 45.

Những người hiện có sức khỏe tốt, chưa xuất hiện triệu chúng bất thường cũng nên tiếp tục tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ cho tới khi 75 tuổi.

Đối tượng được xem là có nguy cơ trung bình nếu họ không có:

– Tiền sử bị mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc một số loại polyp.

– Trong gia đình có người bị mắc căn bệnh ung thư đại trực tràng.

– Tiền sử bị mắc bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng/ bệnh Crohn).

– Hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền hoặc nghi ngờ mắc hội chứng này.

– Tiền sử từng bị bức xạ vào vùng bụng/ vùng chậu để chữa trị ung thư trước đó.

Những người có nguy cơ mắc bệnh ở mức cao

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao có thể cần bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng trước 45 tuổi. Cụ thể, những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

– Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hoặc có một số loại polyp nhất định.

– Tiền sử bị mắc ung thư đại trực tràng hoặc một số loại polyp.

– Tiền sử bị mắc bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng/ bệnh Crohn).

– Trong gia đình có người từng bị mắc hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền.

– Tiền sử có bức xạ ở vùng bụng hoặc vùng chậu để thực hiện điều trị ung thư trước đó.

Tìm hiểu thêm: Khám răng định kỳ có vai trò quan trọng như thế nào?

Giải đáp: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Những đối tượng có nguy cơ trung bình và cao không nên bỏ qua việc tầm soát ung thư đại trực tràng

2.2. Trả lời: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

Ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, việc thực hiện tầm soát ung thư đại tràng chính là cách hữu hiệu giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện kết hợp các phương pháp cần thiết để việc tầm soát đạt hiệu quả cao. Một số phương pháp thăm khám phổ biến khi sàng lọc bệnh ung thư đại trực tràng có thể kể đến như:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp giúp xác định chất chỉ điểm ung thư CEA. Chỉ số CEA tăng cao khi ung thư đại tràng đã lan rộng ra các bộ phận khác. Đây không phải xét nghiệm mang tính chính xác tuyệt đối vì số lượng bệnh nhân tăng CEA chỉ chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên, đây vẫn là biện pháp mang lại hiệu quả theo dõi sau điều trị cho những người bị ung thư trực tràng

Nội soi đại trực tràng

Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ đại trực tràng thông qua một ống nội soi có gắn camera. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu để mang đi sinh thiết bệnh phẩm nếu có nghi ngờ hoặc loại bỏ khối polyp khi có chỉ định.

Phương pháp siêu âm, chụp CT hoặc MRI

Phương pháp này giúp xác định vị trí, kích thước và những tổ chức xung quanh khối u, hỗ trợ cho việc chẩn đoán ung thư đã di căn sang tới các bộ phận khác chưa và giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.

Sinh thiết

Phương pháp sinh thiết được thực hiện trong quá trình bác sĩ thực hiện nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật.

Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thăm khám phù hợp.

Với số lượng người mắc ung thư tiêu hóa ngày càng cao và tỷ lệ tử vong luôn ở mức báo động, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói tầm soát ung thư đại trực tràng nói riêng và tầm soát ung thư đường tiêu hóa nói chung phù hợp với nhiều đối tượng. Các bước thăm khám đều được đảm bảo an toàn, sạch sẽ với quy trình khép kín và chuyên nghiệp. Các kết quả thăm khám đều đảm bảo độ chính xác cao vì được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Khách hàng cũng không cần lo lắng khi nội soi bởi tại TCI ứng dụng công nghệ nội soi không đau, không khó chịu NBI và MCU. Bên cạnh đó, các gói tầm soát ung thư ở TCI đều có mức chi phí hợp lý, đa dạng để người dân dễ dàng lựa chọn.

Giải đáp: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm tuỷ răng sữa ở trẻ – bệnh lý nguy hiểm không thể coi thường

Thu Cúc TCI là địa chỉ tầm soát ung thư tiêu hóa được nhiều người dân tin chọn

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu được quy trình thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng thường diễn ra như thế nào. Đừng quên tiến hành tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị ngay khi còn có thể nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *