Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có đau không?

Là một trong những phương pháp tán sỏi công nghệ cao tân tiến nhất hiện nay, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ là một phương pháp được sử dụng trong điều trị sỏi thận, niệu quản ⅓ trên kích thước tán sỏi ngoài cơ thể có đau không, hãy cùng chúng tôi hiểu rõ hơn phương pháp điều trị này trong bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có đau không?

1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp điều trị loại bỏ sỏi gián tiếp ra khỏi cơ thể. Cách hoạt động của phương pháp này là sử dụng năng lượng sóng điện từ tác động bên ngoài cơ thể vào vị trí của sỏi. Sỏi sẽ được tác động lặp đi lặp lại bằng một áp lực lớn dẫn đến vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ. Những mảnh sỏi nhỏ hơn này sẽ thải ra đường tiểu trong vòng 1 đến 2 tuần.

2. Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có gây đau cho người bệnh không?

2.1 Quá trình tán sỏi ngoài cơ thể có gây đau không?

Như đã được nắm sơ qua về nguyên lý hoạt động của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ ở phần trên, toàn bộ quá trình loại bỏ sỏi hoàn toàn không có tác động rạch mổ trên cơ thể, không can thiệp phẫu thuật. Do vậy người bệnh không có bất kỳ tổn thương nào dù là nhỏ nhất. Việc không chảy máu, không có vết rạch mổ sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy rất nhẹ nhàng, không đau, dễ dàng ngồi dậy và đi lại ngay sau tán sỏi.

Trong suốt quá trình tán sỏi, bệnh nhân sẽ nằm hít thở đều trên bàn máy tán sỏi, năng lượng sóng điện từ được điều chỉnh chiếu qua vùng hông lưng có khoảng cách gần sỏi nhất. Bệnh nhân cũng được bôi một lớp gel chuyên dụng tại vị trí này. Thông thường người bệnh sẽ không cảm thấy đau mạnh, mà có thể chỉ cảm nhận được sự châm chích nhẹ tại vùng da tiếp cận với nguồn phát sóng.

Bệnh nhân tỉnh táo trong quá trình tán sỏi ngoài cơ thể, do vậy có thể phát tín hiệu cho bác sĩ trực tiếp điều trị nếu cảm thấy bị đau để bác sĩ xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp.

Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có đau không?

Khu vực hông lưng của bệnh nhân được đặt tại nguồn phát sóng điện từ, bác sĩ sẽ điều chỉnh sóng tác động từ phòng bên ngoài dựa trên hình ảnh định vị của màn hình X-Quang

2.2 Sau tán sỏi ngoài cơ thể người bệnh có đau hoặc ảnh hưởng gì không?

Với tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh có thể được về nhà ngay trong ngày mà không cần nằm viện. Tuy nhiên nhiều người lo lắng rằng sỏi chưa được loại bỏ hoàn toàn khỏi thận, niệu quản, vì thế có thể sẽ dẫn đến triệu chứng đau. Lý giải cho điều này, người bệnh có thể yên tâm bởi lựa chọn tán sỏi tại các bệnh viện uy tín người bệnh trải qua đầy đủ những quy định nghiêm ngặt. Một trong số đó là đường tiết niệu phía dưới sỏi đảm bảo không có đoạn hẹp hay gấp khúc, để sau quá trình tán sỏi vụn sỏi có thể di chuyển ra ngoài dễ dàng mà không bị vướng kẹt lại gây đau. Bên cạnh đó, sỏi sẽ được tán ra với kích thước rất nhỏ, kết hợp với uống nhiều nước sau điều trị thì khả năng bị mắc kẹt lại là rất thấp. 

Sau tán sỏi bệnh nhân có thể đau nhẹ không đáng kể vùng lưng bên tán sỏi, tiểu lẫn máu trong vài ngày đầu bởi sỏi đang di chuyển ra bên ngoài, nhưng thường không phải dùng thuốc và sẽ nhanh chóng kết thúc. Trong trường hợp bệnh nhân có sốt cao, đau quặn thận thì cần nhanh chóng đến tái khám để được xử lý những vấn đề này kịp thời.

Với quy định chỉ sử dụng nhỏ hơn 3000 nhịp sóng cho một liệu trình, vừa để tán vỡ được sỏi, vừa đảm bảo an toàn tối đa cho nhu mô thận. Đồng thời sóng chỉ chiếu hội tụ vào viên sỏi, thận hoặc những bộ phận trên cơ thể không có rạch mổ. Chính vì vậy gần như không gây tổn hại hay ảnh hưởng đến chức năng thận và cơ quan lân cận. 

3. Các ưu điểm vượt trội của phương pháp điều trị sỏi – tán sỏi ngoài cơ thể

Là một phương pháp tán sỏi hoàn toàn không xâm lấn, nên ngoài ưu điểm không đau, người bệnh còn nhận về nhiều lợi ích vượt trội khác như:

– Hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản ⅓ trên có kích thước

– Không tổn hại sức khỏe, không tổn thương đến bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu.

– Thời gian tán sỏi chỉ kéo dài trong khoảng 30 đến 60 phút.

– Không cần nằm viện, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

– Nhanh chóng quay trở lại công việc hàng ngày khi xuất viện mà không có một chế độ chăm sóc đặc biệt, kiêng cữ nào.

Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới có điều trị khỏi không?

Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có đau không?

Bệnh nhân thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể tại TCI, không nằm viện

4. Một số điều cần lưu ý thực hiện sau tán sỏi ngoài cơ thể

Để giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ có thể gặp phải, đồng thời nhanh chóng bài xuất triệt để vụn sỏi, cặn sỏi ra ngoài cơ thể. Bệnh nhân nên lưu ý cách chăm sóc sức khỏe bản thân như sau:

– Luôn luôn chủ động uống nhiều nước từ 2-3 lít mỗi ngày, đảm bảo nước tiểu đào thải ra ngoài có màu sắc vàng trong, không sẫm màu vàng. Thực hiện được nguyên tắc này người bệnh sẽ tăng khả năng đào thải vụn sỏi theo dòng nước tiểu ra bên ngoài.

– Không nhịn tiểu, luôn đi tiểu ngay khi buồn tiểu. Vận động luyện tập thể dục thể thao hàng ngày bằng các bài tập phù hợp để tăng khả năng đào thải của cơ thể.

– Sử dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn nhiều muối, đường, chất kích thích, đạm động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ…

– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn nếu có và đến đúng lịch tái khám theo yêu cầu chỉ định của bác sĩ để được đánh giá khả năng sạch sỏi sau điều trị.

Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có đau không?

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp cách chữa sỏi niệu đạo phổ biến nhất hiện nay

Uống đủ nước là một nguyên tắc quan trọng trong điều trị sỏi tiết niệu

5. Kết luận

Có thể thấy tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi thận, sỏi niệu quản ⅓ trên không xâm lấn, nhẹ nhàng, nên người bệnh không cần phải lo lắng phải chịu đau bắt buộc rạch mổ mới có thể sạch sỏi.  Ngoài ra để quá trình tán sỏi diễn ra nhẹ nhàng, ít tác dụng phụ sau điều trị, người bệnh cũng nên lựa chọn bệnh viện uy tín có hệ thống máy tán sỏi công suất lớn hiện đại, bác sĩ điều trị nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *