[Giải đáp] Tán sỏi ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Tán sỏi ngoài cơ thể có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi điều trị với kỹ thuật này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời hợp lý nhất nhé.

Bạn đang đọc: [Giải đáp] Tán sỏi ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị áp dụng với sỏi đường tiết niệu, trong đó sỏi thận và sỏi niệu quản là hai loại sỏi được đánh giá điều trị hiệu quả nhất. Đây được coi là phương pháp không xâm lấn, không đau và nhanh hồi phục hơn so với các kỹ thuật điều trị sỏi khác. Do đó, hiện nay phương pháp này đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều bệnh nhân.

Kỹ thuật này sử dụng sóng xung kích từ máy tán sỏi được điều chỉnh theo công suất phù hợp, tập trung vào nơi viên sỏi đang cư trú và tán vỡ sỏi thành nhiều mảnh vụn sỏi nhỏ. Sau đó các vụn sỏi sẽ được đào thải ra ngoài khi bệnh nhân đi tiểu.

[Giải đáp] Tán sỏi ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Bệnh nhân điều trị tán sỏi ngoài cơ thể tại Thu Cúc TCI

Là phương pháp được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn để thay thế cho mổ mở truyền thống, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào mắc bệnh sỏi cũng có thể sử dụng phương pháp này. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng riêng của từng bệnh nhân dựa vào: tình trạng sỏi, vị trí của viên sỏi, kích thước của sỏi, tình trạng của hệ tiết niệu, các bệnh lý nền… để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với Tán sỏi ngoài cơ thể, trường hợp bệnh nhân được chỉ định điều trị bao gồm:

– Sỏi thận

– Sỏi niệu quản ⅓ trên nằm ở vị trí sát bể thận và có kích thước

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không gặp phải một số bệnh lý nền hoặc dị dạng đường niệu như:

– Người bệnh bị chứng máu khó đông hoặc đang uống thuốc chống đông máu.

– Người bệnh không thể gây mê toàn thân.

– Người bệnh bị viêm đường tiết niệu chưa điều trị dứt điểm.

– Người bệnh bị suy thận cấp và mạn tính.

– Người bệnh bị hẹp niệu quản hoặc niệu quản bị gấp khúc, dị dạng hệ tiết niệu không đặt được máy nội soi.

– Người bệnh mắc phải một số bệnh lý nội khoa nặng, phình động mạch chủ, suy thận cấp hoặc mạn tính…

2. Tại sao nên tán sỏi ngoài cơ thể?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Tán sỏi ngoài cơ thể giúp bệnh nhân khắc phục được nhiều nhược điểm so với phương pháp điều trị truyền thống, giúp người bệnh điều trị sỏi nhẹ nhàng, êm ái, hồi phục nhanh nhất có thể.

Không đau, không mổ

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp tán sỏi không can thiệp phẫu thuật đến cơ thể. Phương pháp này chỉ sử dụng sóng xung kích hội tụ vào viên sỏi và tán vỡ sỏi, sóng xung kích hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe con người. Nhờ vậy, kỹ thuật này cũng không làm ảnh hưởng hay tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng không có cảm giác khó chịu, đau đớn, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt thời gian tán.

Thời gian nhanh chóng

Không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí với thời gian điều trị chỉ từ 30-45 phút. Sau tán sỏi ngoài cơ thể bệnh nhân cũng có thể được xuất viện ra về sau khi theo dõi tại viện 30-40 phút tùy thuộc vào tình trạng sỏi. Bệnh nhân có thể sinh hoạt như bình thường sau khi về nhà mà không cần lưu viện lâu.

Hiệu quả tốt, tỉ lệ sạch sỏi cao

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý về kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản

[Giải đáp] Tán sỏi ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Tỉ lệ sạch sỏi cao của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Trong quá trình điều trị, màn hình với độ phân giải cao sẽ chiều toàn bộ hệ tiết niệu của người bệnh. Nhờ đó, các bác sĩ có thể bao quát được tình trạng sỏi, điều trị triệt để, tránh bỏ sót sỏi.

Hạn chế biến chứng, bảo vệ chức năng các bộ phận trong cơ thể

Sau khi thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể, do không can thiệp dao kéo nên người bệnh không đau, không chảy máu nên hạn chế được nguy cơ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật như: chảy máu, nhiễm trùng… Đồng thời, tác động điều trị của sóng xung kích không gây hại đến cơ thể, do đó bảo toàn được chức năng các bộ phận “toàn vẹn”.

Không cần dùng thuốc dài ngày

Đối với tán sỏi ngoài cơ thể nói riêng và tán sỏi nói chung,người bệnh rất ít khi cần sử dụng nhiều thuốc. Người bệnh không cần dùng thuốc kéo dài, sau khoảng 2-3 tuần sau điều trị, người bệnh đi tiểu ra hết vụn sỏi, người bệnh chỉ cần đi tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng đào thải sỏi và tái phát sỏi nếu có.

3. Điều trị tán sỏi ngoài cơ thể có gây nguy hiểm gì không?

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp hàng ngàn bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn để điều trị. Bởi không chỉ là một phương pháp điều trị hiệu quả, thay thế mổ mở truyền thống mà phương pháp này còn đảm bảo độ an toàn cao.

Hiện nay, máy tán sỏi công nghệ đời mới đột phá lên tới 3000 nhịp xung kích để không gây bất kì tác hại đến cơ thế. Dàn máy tán đời mới với độ ồn siêu nhỏ, khiến chuyến đi điều trị sỏi của bệnh nhân nhẹ nhàng như đi “nghỉ dưỡng”. Trên cả nước đã có hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận, sỏi niệu quản.

[Giải đáp] Tán sỏi ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật lấy sỏi thận và những thông tin cần nắm rõ

Dàn máy tán sỏi ngoài cơ thể công nghệ cao

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý sau khi tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là một số thói quen sinh hoạt như sau:
– Uống nhiều nước hơn mỗi ngày: Người bệnh nên uống mỗi ngày 2.5 – 3 lít nước để sỏi dễ dàng trôi theo đường tiểu ra ngoài, đồng thời cũng giảm tối đa nguy cơ tái phát sỏi vì nước tiểu cô đặc do uống ít nước.
– Lưu tâm đến màu sắc và vụn sỏi trong nước tiểu sau tán: Sau khi điều trị tán sỏi, bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu nhạt do vụn sỏi đào thải cùng nước tiểu. Đồng thời, cũng cần lưu ý đến tình trạng vụn sỏi trôi ra ngoài theo đường tiểu, trường hợp không nhận thấy vụn sỏi trôi theo nước tiểu thì cần báo lại với bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng đi tiểu ra máu nhạt sẽ tự khỏi sau vài ngày, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, bệnh nhân không cần lo lắng quá nhiều.

– Khoảng 7-10 ngày sau khi thực hiện tán sỏi, bệnh nhân cần tái khám với bác sĩ để theo dõi hiệu quả sau tán, tỉ lệ đào thoát của nước tiểu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *