Câu hỏi đặt ra: Tăng nhãn áp có phải là cận thị không? là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc và cần giải đáp. Mặc dù một số triệu chứng ban đầu của 2 bệnh lý này khá tương đồng, tuy nhiên chúng vẫn là 2 bệnh khác nhau và có phương pháp điều trị khác nhau.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?
1. Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh lý tăng nhãn áp và cận thị
1.1. Định nghĩa bệnh tăng nhãn áp và bệnh cận thị
Tăng nhãn áp là một bệnh lý xảy ra do tình trạng các dây thần kinh thị giác bị thương tổn gây suy giảm thị lực. Bệnh tăng nhãn áp còn được gọi với tên khác đó là bệnh cườm nước, bệnh glocom hoặc bệnh thiên đầu thống. Khi mắc bệnh này, phần thủy dịch ở bên trong mắt bị ứ đọng, từ đó làm tăng áp lực cho phần nội nhãn, khiến bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau, nhức mắt đi kèm với hiện tượng suy giảm thị lực, nhức đầu ở bên mắt đó. Nếu bệnh lý tăng nhãn áp không được phát hiện và điều trị sớm thì chúng sẽ có thể gây mù vĩnh viễn.
Tăng nhãn áp có phải là bệnh cận thị không? là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc và cần giải đáp
Bệnh cận thị cũng là một loại bệnh gây suy giảm thị lực đôi mắt, tuy nhiên chỉ khiến người bị cận gặp khó khăn khi muốn nhìn các vật ở khoảng cách xa. Nguyên nhân gây cận thị là do phần giác mạc quá cong làm tăng áp lực khúc xạ cho mắt, hoặc nguyên nhân do phần nhãn cầu quá dài. Điều này làm các hình ảnh có xu hướng rơi ở phía trước võng mạc, khiến bệnh nhân nhìn thấy mờ. Bệnh cận thị hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách đeo kính, hoặc phẫu thuật mổ cận.
1.2. Tăng nhãn áp có phải là bệnh cận thị không? So sánh các yếu tố của 2 bệnh
Để trả lời cho câu hỏi: Tăng nhãn áp và cận thị có phải là 1 bệnh không, chúng ta cần đánh giá và so sánh 2 bệnh này dựa trên một số yếu tố như: dấu hiệu, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị của chúng.
1.2.1. Dấu hiệu mắc bệnh
– Bệnh tăng nhãn áp xuất hiện do hiện tượng tăng áp suất của thủy dịch bên trong mắt, dẫn tới suy giảm thị lực.
– Bệnh cận thị làm cho người bệnh không thể quan sát sự vật ở khoảng cách xa.
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
– Bệnh tăng nhãn áp: xảy ra do một số yếu tố như di truyền từ gia đình, tuổi tác, các chấn thương ở vùng mắt, người có tiền sử bị viêm nhiễm mắt, sử dụng nhiều Steroid.
– Bệnh cận thị: xảy ra có thể do di truyền, thói quen sinh hoạt không khoa học, trẻ sinh non, nhẹ cân, hoặc thiếu các vận động ngoài trời.
1.2.3. Mức độ nguy hiểm của bệnh
Tìm hiểu thêm: Bị đỏ mắt: 5 bệnh lý có thể là “thủ phạm”
Chúng ta cần đánh giá và so sánh 2 bệnh này dựa trên một số yếu tố
– Bệnh tăng nhãn áp: có thể gây tổn thương các dây thần kinh thị giác, khó hồi phục, có thể gây mù lòa nếu không được điều trị.
– Bệnh cận thị: có thể kiểm soát bệnh bằng phương pháp đeo kính hoặc phẫu thuật.
1.2.4. Phương pháp điều trị bệnh
– Bệnh tăng nhãn áp: có thể sử dụng thuốc giúp hạ nhãn áp, laser hoặc sử dụng phẫu thuật.
– Bệnh cận thị: có thể điều chỉnh bằng các loại kính gọng, kính Ortho – K hoặc phẫu thuật tật khúc xạ.
1.3. Vì sao mọi người thường hay nhầm lẫn 2 bệnh?
Mặc dù bệnh lý tăng nhãn áp khác hoàn toàn so với bệnh cận thị tuy nhiên 2 bệnh này có những dấu hiệu ban đầu khá tương đồng, do đó dễ khiến mọi người nhầm lẫn. Một số dấu hiệu khá tương đồng giữa 2 bệnh lý này đó là:
– Hiện tượng nhìn mờ của mắt.
– Cảm giác đau, nhức đầu liên tục.
– Mắt có cảm giác khó chịu, căng tức nhẹ.
Tuy vậy, đối với những người bị tăng nhãn áp tình trạng nặng thì sẽ xuất hiện một số biểu hiện rõ ràng hơn đó là:
– Mắt nhìn thấy những quầng sáng quanh đèn.
– Người bệnh cảm thấy hay bị buồn nôn, nôn mửa.
– Mắt bị sưng, đỏ.
Để phân biệt được rõ ràng 2 loại bệnh tăng nhãn áp và cận thị với nhau, bệnh nhân cần thường xuyên đi thăm khám mắt định kỳ để bác sĩ có thể thăm khám và kiểm tra sự tiến triển nặng nhẹ của bệnh.
2. Mối liên hệ nào giữa bệnh tăng nhãn áp và cận thị?
Mặc dù 2 loại bệnh lý này không phải là 1, tuy nhiên chúng vẫn có mối liên hệ với nhau. Nếu bệnh nhân bị cận thị trên 6 diop sẽ có thể có nguy cơ dẫn tới bệnh tăng nhãn áp. Nguyên nhân xảy ra điều này là do phần trục nhãn cầu dài ra khi bị cận nặng. Điều này làm căng giãn phần võng mạc khiến các dây thần kinh thị giác dễ dàng bị tổn thương hơn khi áp lực nội nhãn bên trong mắt tăng.
– Phần củng mạc bị dãn lồi nhiều về phía sau làm cho bệnh nhân bị cận thị kéo dài, đi kèm với sự căng dãn của các lớp võng mạc, các dây thần kinh từ gai thị. Do đó, bệnh nhân dễ bị tổn thương khi áp lực nội nhãn trong mắt tăng.
– Các lớp của sợi dây thần kinh võng mạc cũng như độ dày của điểm vàng sẽ thay đổi khi độ cận thị tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho bệnh tăng nhãn áp góc mở phát triển và diễn biến nặng hơn.
3. Những bước kiểm tra để phân biệt bệnh tăng nhãn áp và cận thị
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về đau mí mắt
Mặc dù 2 loại bệnh lý này không phải là 1, tuy nhiên chúng vẫn có mối liên hệ với nhau
Như đã nói ở trên, 2 loại bệnh tăng nhãn áp và cận thị có những triệu chứng ban đầu khá tương đồng. Do đó, 2 loại bệnh này sẽ rất khó xác định và phán đoán bằng mắt thường. Bệnh nhân cần đi thăm khám mắt tại bệnh viện để bác sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra chính xác nhất.
Một số bước khám bác sĩ sẽ thực hiện để kiểm tra đó là:
– Thực hiện đo thị lực của mắt và thử kính.
– Thực hiện đo nhãn áp cho mắt.
– Soi góc tiền phòng của mắt.
– Thực hiện chụp OCT để kiểm tra, đánh giá tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác.
– Bước đo thị trường.
Đặc biệt đối với những người có tiền sử trong gia đình có thành viên bị tăng nhãn áp hoặc cận thị thì bệnh nhân cần chủ động khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng/lần để kịp thời tầm soát những dấu hiệu bất thường.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện nay là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh về mắt uy tín và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành, luôn tận tình tư vấn và thăm khám cho người bệnh. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI còn sở hữu hệ thống các trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại, tiên tiến trên thế giới, giúp hỗ trợ đặc lực cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, điều trị. Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết về các bênh lý mắt hoặc đặt lịch thăm khám bác sĩ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.