Giải đáp thắc mắc: Cắt amidan bao lâu thì nói được?

Người bệnh sau khi phẫu thuật cắt amidan thường được khuyên nên hạn chế nói chuyện sau phẫu thuật để vết thương mau lành. Tuy nhiên, tình trạng này cũng gây ra không ít khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Do đó, nhiều người khi tiến hành phẫu thuật thường thắc mắc: Không biết cắt amidan bao lâu thì nói được?

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Cắt amidan bao lâu thì nói được?

1. Chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt amidan

Amidan là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Do đó, việc điều trị luôn ưu tiên mục tiêu bảo toàn amidan. Chỉ khi tình trạng viêm nhiễm lặp lại nhiều, amidan được nhận định không còn mang lại lợi ích cho cơ thể thì việc cắt bỏ mới được cân nhắc.

Việc chỉ định cắt amidan sẽ được áp dụng cho những trường hợp sau:

– Viêm amidan tái lại nhiều lần, khoảng 5-6 lần/năm. Tình trạng này có thể gây nên những biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng hơn như suy tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

– Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sống, gây ngủ ngáy, ngưng thở trong giấc ngủ.

– Amidan có nhiều ngóc ngách chứa chất tiết gây hôi miệng

– Nghi ngờ có dấu hiệu bệnh ác tính tại khu vực amidan.

Giải đáp thắc mắc: Cắt amidan bao lâu thì nói được?

Việc cắt amidan phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ

2. Cắt amidan bao lâu thì nói được và những câu hỏi về phẫu thuật amidan

Vị trí của amidan nằm ngay tại cửa họng nên việc phẫu thuật tại khu vực này ít nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, nói chuyện giao tiếp.

2.1. Trả lời câu hỏi: cắt amidan bao lâu thì nói được?

Rất nhiều người cho rằng sau khi phẫu thuật cắt amidan thì phải kiêng nói vì dễ gây ảnh hưởng đến giọng nói sau này. Tuy nhiên các chuyên gia y khoa khẳng định điều này không cần thiết, vì về bản chất cắt bỏ amidan chỉ là cuộc tiểu phẫu. Bệnh nhân chỉ cần đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của bác sĩ, vết mổ sẽ lành lại nhanh hơn và không để lại triệu chứng về sau.

Ngày đầu tiên sau khi cắt amidan, bệnh nhân được yêu cầu hạn chế nói chuyện để theo dõi tình hình sau khi mổ. Với một số phương pháp tiên tiến, bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường sau 4h nhưng vẫn cần hạn chế. Trong những ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể nói chuyện với âm lượng nhỏ hoặc vừa phải. Bạn sẽ được yêu cầu hạn chế nói to, ca hát, cố gắng không khạc nhổ sau phẫu thuật vì có thể gây bung chỉ vết mổ. 

2.2. Cắt amidan bao lâu thì nói được, có ảnh hưởng tới giọng nói không?

Về cơ bản, amidan nằm ngay cửa vòm họng trong khi các dây thanh quản nằm sâu ở phía dưới. Do đó, việc phẫu thuật cắt amidan sẽ không tác động đến dây thanh quản để có thể gây ảnh hưởng tới giọng nói. 

Trường hợp ca phẫu thuật gây ảnh hưởng tới giọng nói có thể do việc đặt ống nội khí quản để gây mê được thực hiện không khéo léo. Khi đó, ống nội khí quản có cọ xát với dây thanh quản gây phù nề thanh quản. Do đó, sau ca mổ, bệnh nhân có thể bị khàn tiếng hoặc mất tiếng từ vài giờ đến tối đa 1 – 2 ngày. Với sự hỗ trợ của thuốc chống phù nề thì biến chứng này sẽ dễ dàng được giải quyết.

Một khả năng khác có thể dẫn tới việc thay đổi giọng nói sau phẫu thuật amidan là do thay đổi độ rộng của vòm họng. Khi đó, quá trình cộng hưởng âm thanh từ thanh quản qua cổ họng bị thay đổi khiến giọng nói thay đổi theo. Cụ thể là cao độ của giọng nói của người bệnh có thể giảm từ nửa đến một cung độ. Sự thay đổi này thường là rất nhỏ, rất khó nhận ra. 

Tìm hiểu thêm: Bé bị viêm VA – Nhận biết và chăm sóc như thế nào?

Giải đáp thắc mắc: Cắt amidan bao lâu thì nói được?

Việc phẫu thuật amidan gần như không ảnh hưởng tới giọng nói của người bệnh

2.3. Cắt amidan bao lâu thì ăn được?

Ngoài thắc mắc liên quan tới giọng nói, nhiều người bệnh còn phân vân về việc cắt amidan sau bao lâu có thể ăn uống được bình thường. Thực tế, việc kiêng khem sau phẫu thuật cắt amidan không quá khắt khe. Bệnh nhân nên dùng thức ăn mềm, dạng lỏng, đồ nguội để tránh vết khâu bị bung chỉ. Tuyệt đối không dùng thức ăn chua cay, đồ ăn cứng, nóng và thức uống có gas.

10-14 ngày sau khi cắt amidan, vết thương sẽ lành và người bệnh có thể bắt đầu ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, thời gian lành thương sẽ không giống nhau ở mỗi người. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố:

– Cơ địa bệnh nhân có lành tính hay không.

– Cách chăm sóc vết thương có đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật hay không.

– Chế độ ăn uống sau khi cắt amidan.

– Phương pháp phẫu thuật.

Dưới đây sẽ là thực đơn thường được khuyên áp dụng cho các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ amidan:

– Ngày 1: Uống sữa lạnh

– Ngày 2 – 7: Ăn cháo thịt vụn, mì, miến, bún…

– Ngày 8 – 12: Ăn cơm nhão, thịt băm, rau chín nhừ…..

– Sau 12 ngày: Có thể ăn uống bình thường trở lại.

Giải đáp thắc mắc: Cắt amidan bao lâu thì nói được?

>>>>>Xem thêm: Những món ăn tốt cho người bị viêm họng

Các thực phẩm mềm, đồ nguội nên được ưu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật

3. Những lưu ý sau phẫu thuật cắt amidan

Là một phẫu thuật đơn giản như cắt amidan cũng có những biến chứng nhất định. Bạn cần phải tới gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải những biến chứng sau:

Chảy máu: Sau khi mổ, bệnh nhân có thể thấy đốm máu nhỏ màu đỏ sẫm trong dịch mũi hoặc trong nước bọt. Đây là hiện tượng bình thường nhưng nếu người bệnh ho hoặc khạc ra máu đỏ tươi hoặc máu đông thì cần điều trị kịp thời.

– Sốt: Nếu bệnh nhân bị sốt từ 38°C trở lên thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

– Mất nước: Cần liên hệ bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu mất nước như giảm số lần đi tiểu, khát nước liên tục, đau đầu, chóng mặt hoặc thường xuyên choáng váng.

– Vấn đề hô hấp: Ngáy hoặc thở ra tiếng là hiện tượng thường gặp trong vài tuần đầu của quá trình hồi phục. Tuy nhiên, nếu bạn bị khó thở thì cần đến bệnh viện để kiểm tra lại tình trạng sau phẫu thuật.

Trên đây là một số thông tin cơ bản mà bạn cần biết về thủ thuật cắt amidan. Hy vọng đây sẽ là những thông tin đáng tham khảo, giúp bạn và người thân bớt lo lắng trong quá trình chuẩn bị phẫu thuật cũng như hiểu rõ hơn về cách chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt amidan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *