Trong những năm trở lại đây, những phương pháp tránh thai truyền thống không thu hút được sự quan tâm và chú ý của chị em phụ nữ như trước nữa. Thay vào đó, nhiều chị em tìm đến những phương pháp tránh thai hiện đại như cấy que tránh thai. Vậy cấy que tránh thai có tốt không mà được chị em tin tưởng lựa chọn nhiều đến vậy? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp với bài viết bên dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: cấy que tránh thai có tốt không?
1. Cấy que tránh thai có tốt không chị em đã biết chưa?
Cấy que tránh thai có tốt không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai mới, rất tốt nên được nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Bởi lẽ phương pháp này rất tiện lợi, an toàn mà lại tiết kiệm chi phí tối đa,… Về cơ bản, những chiếc que cấy tránh thai được thiết kế với hình dáng nhỏ gọn như que diêm và bên trong đó chứa hormone progesterone.
Cấy que tránh thai có tốt không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ
Sau khi được cấy dưới da cánh tay của chị em, que sẽ phát huy tác dụng của nó, làm ức chế quá trình rụng trứng và làm mỏng nội mạc tử cung, làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, giúp ngăn cản tinh trùng di chuyển vào buồng tử cung. Thông thường, cấy que tránh thai sẽ giúp chị em phụ nữ “an toàn” từ 3 – 5 năm. Trong khoảng thời gian này, que cấy tránh thai sẽ phóng thích nội tiết tố progesterone vào trong cơ thể, giúp chị em ngừa thai tốt nhất. Nếu muốn phục hồi lại khả năng sinh sản, chị em chỉ cần tới bệnh viện để được bác sĩ thực hiện thủ thuật tháo bỏ que cấy tránh thai.
2. Cấy que tránh thai dưới da tay có đau không?
Thủ thuật cấy que tránh thai thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, từ 2 – 3 phút, rất nhanh chóng, không gây đau đớn và cũng không để lại sẹo. Ngày nay, trên thị trường có 2 loại que cấy tránh thai được chị em sử dụng nhiều nhất là:
- Que cấy tránh thai 1 nang (Implanon) có khả năng ngừa thai trong vòng 3 năm.
- Que cấy tránh thai 2 nang (Jadelle/ Femplant) có khả năng ngừa thai trong vòng 4 năm.
Do que cấy tránh thai Implanon dễ sử dụng và thao tác cấy dưới da đơn giản nên được rất nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Theo chia sẻ của các chuyên gia y khoa, que cấy tránh thai mang lại hiệu quả rất tốt và an toàn với cả phụ nữ đang cho con bú.
Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ gây tê ở mặt trong của cánh tay (thường là cánh tay trái), rồi dùng dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy tránh thai dưới da của chị em phụ nữ. Về cơ bản, quy trình cấy que tránh thai diễn ra vô cùng nhanh chóng và nhẹ nhàng. Thêm vào đó, chị em sẽ cảm thấy là que cấy tránh thai này giống như một cây tăm nhỏ ở dưới da tay.
Sau khi cấy que tránh thai xong, nội tiết tố progesterone trong que cấy sẽ phóng thích vào cơ thể để làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung và ngăn ngừa rụng trứng. Khi que cấy tránh thai hết tác dụng hoặc chị em muốn mang thai trở lại, bác sĩ cũng sẽ gây tê sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng gắp que cấy ra ngoài vô cùng nhẹ nhàng.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu khám thai tuần 38 cần chú ý những gì?
Cấy que tránh thai sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
3. Ưu điểm của phương pháp cấy que tránh thai
Phương pháp cấy que tránh thai sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
3.1. Có tác dụng ngừa thai cao
Trong số những biện pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay, cấy que tránh thai được xem là phương pháp hiệu quả nhất, có tác dụng ngừa thai lên tới 99% trong vòng 3 – 5 năm.
3.2. Vị trí cấy que tránh thai kín đáo
Vì que tránh thai được thiết kế nhỏ như cây tăm và được cấy dưới da tay của chị em phụ nữ, nên vô cùng nhẹ nhàng và kín đáo. Điều này đồng nghĩa là người ngoài khó có thể nhìn thấy được vị trí của chiếc que cấy tránh thai này. Đặc biệt, phương pháp này rất phù hợp cho những chị em phụ nữ không muốn tránh thai bằng bao cao su hoặc hay quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.
3.3. Mức độ an toàn của phương pháp cấy que tránh thai khá cao
Bên cạnh những đối tượng kể trên, phương pháp cấy que tránh thai còn rất phù hợp và an toàn cho những chị em phụ nữ đang cho con bú, những chị em không sử dụng được thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen, những chị em bị tăng huyết áp, bị tiểu đường và hay hút thuốc lá.
Ngoài ra, phương pháp này cũng ưu việt hơn những phương pháp khác như đặt vòng tránh thai. Bởi lẽ nó sẽ giúp chị em giảm được nguy cơ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, tuột vòng gây ra tình trạng có thai ngoài ý muốn, không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, giảm tình trạng đau bụng kinh và lượng máu kinh.
3.4. Cấy que tránh thai giúp chị em nhanh chóng hồi phục lại khả năng sinh sản
Khi nào có nhu cầu sinh con trở lại, chị em chỉ cần tới bệnh viện để bác sĩ làm thủ thuật tháo bỏ que cấy ra ngoài là có thể mang thai trở lại bình thường ngay lập tức. Sau khi rút que tránh thai khoảng 3 – 4 tuần, 90% chị em phụ nữ sẽ rụng trứng trở lại.
>>>>>Xem thêm: Răng số 8 bị sâu vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Nhược điểm của cấy que tránh thai là không phòng ngừa được bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
4. Nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai
Giống với mọi phương pháp tránh thai khác, cấy que tránh thai cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
4.1. Cấy que tránh thai không phòng ngừa được bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Mặc dù phương pháp này có hiệu quả ngừa thai cao lên tới 99% nhưng nó lại không thể phòng được bệnh HIV/ AIDS cũng như các căn bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục khác.
4.2. Chi phí cấy que tránh thai khá cao
So với những phương pháp ngừa thai truyền thống như uống thuốc hàng ngày, đặt vòng tránh thai và bao cao su,… thì cấy que tránh thai có giá thành cao hơn hẳn.
4.3. Cấy que tránh thai vẫn có nguy cơ gây ra những biến chứng khác
Mặc dù rất hiếm gặp nhưng một số ít trường hợp cấy que tránh thai sẽ gây ra những biến chứng sau: dị ứng, gây tụ máu, nhiễm trùng ở vị trí cấy hay que cấy bị dịch chuyển. Trong trường hợp que cấy bị cong, không sờ thấy que cấy, vị trí cấy bị sưng tấy hoặc có dấu hiệu lạ nào đó, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp xử lý kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Cấy que tránh thai có tốt không và có an toàn không?”. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, chị em nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.