Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

Hiện nay, nhu cầu thăm khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe trước khi đi làm của người dân ngày càng tăng. Do đó, tại hầu hết các cơ sở y tế đều cung cấp dịch vụ khám sức khỏe để đáp ứng nhu cầu này. Vậy bạn đã biết khám sức khỏe cần giấy tờ gì hay chưa? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp chính xác ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

1. Trả lời câu hỏi: Khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

Khi đi khám sức khỏe, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin liên quan đến tiền sử sức khỏe của bản thân. Ví dụ như: lịch tiêm vaccine từ trước tới nay, những nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng (nếu có)…Bạn cũng nên khai báo tiền sử mắc bệnh hay việc có từng phẫu thuật hay không, cũng như quá trình điều trị ra sao…

Ngoài ra, hồ sơ khám sức khỏe của mỗi đối tượng thăm khám cũng có sự khác nhau. Cụ thể:

1.1. Người đủ 18 tuổi trở lên khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

Những đối tượng này cần chuẩn bị Giấy khám sức khỏe theo mẫu đã quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 14/2013/TT-BYT. Bên cạnh đó, giấy khám sức khỏe này cần dán ảnh chân dung cỡ 4×6 cm và chụp trên phông nền trắng. Lưu ý thời gian chụp trước không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

1.2. Hồ sơ khám sức khỏe với người dưới 18 tuổi

Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 – Thông tư 14/2013/TT-BYT. Với giấy tờ này, bạn cần có dán ảnh chân dung kích thước 4x6cm, chụp trên phông nền trắng. Lưu ý thời gian chụp trước không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

1.3. Đối với người mất/không có hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Đối với những trường hợp muốn đề nghị khám sức khỏe nhưng lại không thuộc diện khám sức khỏe định kỳ như thế này, bạn thì hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Giấy thăm khám sức khỏe theo như quy định  tại khoản 1 hoặc khoản 2, Điều 4 của Thông tư 14/2013/TT-BYT.
  • Văn bản (giấy tờ) đồng ý của cha/mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

1.4. Người tầm soát định kỳ khi đi khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

Với người đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, hồ sơ thăm khám sẽ bao gồm:

  • Sổ thăm khám sức khỏe định kỳ theo mẫu đã quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 14/2013/TT-BYT.
  • Giấy giới thiệu của tổ chức, cơ quan nơi bạn đang làm việc. Trong đó có xác nhận để bạn thực hiện khám sức khỏe theo hợp đồng lao động (với người khám sức khỏe định kỳ theo công ty/doanh nghiệp).
  • Ngoài ra, bạn cần mang theo những giấy tờ liên quan đến kết quả khám bệnh trước đó hoặc tài liệu chẩn đoán bệnh (nếu có), đơn thuốc đang sử dụng,… để quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.

Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

Việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết sẽ giúp bạn có được buổi thăm khám thuận lợi

1.5. Những giấy tờ cần có với người khám sức khỏe xin việc

Giấy chứng nhận sức khỏe là một trong những loại giấy tờ cần có khi đi xin việc làm hay đi xuất khẩu lao động. Khám sức khỏe để xin việc được xem là hình thức kiểm tra tổng quát. Qua đó, bạn sẽ đảm bảo với người tuyển dụng rằng mình đủ sức khỏe và không mắc các bệnh nguy hiểm hoặc bệnh lây nhiễm trầm trọng nào để đáp ứng được yêu cầu của công việc.

  • Một ảnh chụp chân dung và ảnh phải được chụp trên nền trắng – Kích cỡ tùy thuộc vào yêu cầu của đơn vị tiếp nhận.
  • Giấy chứng nhận khám sức khỏe xin việc theo khổ A3 (gập đôi) – Hầu hết các trung tâm y tế, bệnh viện hay phòng khám đều có sẵn mẫu giấy khám sức khỏe xin việc theo đúng quy định của Bộ Y tế.

2. Những việc cần chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe?

Để quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát được diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả chính xác bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia ít nhất 24 giờ.
  • Đối với một số phương pháp thăm khám như: xét nghiệm, nội soi tiêu hóa,… sẽ yêu cầu bạn cần để nhịn đói, để trống dạ dày trước khi thực hiện từ 10 – 12 giờ.
  • Không sử dụng kính áp tròng khi đi thăm khám.
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quan trọng và có liên quan.
  • Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi tiến hành các danh mục siêu âm như: Siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm phần phụ, siêu âm ổ bụng,…

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe trước khi mang thai có thật sự cần thiết?

Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

Trước khi đi khám sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng

  • Nếu mắc căn bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ không sử dụng thuốc và insulin vào buổi sáng của ngày đi thăm khám.
  • Khi đi khám, bạn vẫn có thể dùng các loại thuốc điều trị cao huyết áp, tim mạch như thông thường.
  • Phụ nữ mang thai không được tiến hành chụp Xquang.
  • Khi đi khám, bạn nên mặc trang phục thoải mái để dễ vận động, tránh mặc váy liền hoặc quần áo quá bó.

3. Điểm danh một số xét nghiệm yêu cầu bạn cần nhịn đói trước khi thực hiện

Đối với nhiều xét nghiệm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần nhịn đói trước khi tiến hành, cụ thể:

3.1. Xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm này yêu cầu người bệnh cần nhịn ăn uống (có thể uống ít nước lọc) trong vòng từ 9 đến 12 giờ trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, bạn nên mang theo danh sách những thực phẩm đã sử dụng trong tuần vừa qua để bác sĩ có được sự đánh giá cụ thể hơn.

3.2. Xét nghiệm Triglyceride

Bệnh nhân trước khi tiến hành xét nghiệm này cần nhịn ăn từ 12 đến 14h đồng hồ. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng vitamin và rượu bia trong vòng 24h đồng hồ.

Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

>>>>>Xem thêm: Công ty tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên như thế nào?

Một số xét nghiệm máu bạn cần nhịn ăn uống trước khi thực hiện

3.3. Xét nghiệm nồng độ Vitamin

Với xét nghiệm này, người bệnh cần nhịn ăn uống (có thể uống nước lọc) trong vòng từ 8 đến 12 giờ. Đồng thời không sử dụng các thực phẩm bổ sung khoáng chất và vitamin trước 24h.

3.4. Xét nghiệm Glucose

Ngoài việc chỉ uống nước lọc, người thực hiện cũng cần chú ý nhịn ăn trong vòng 12 giờ. Ngoài ra, bạn cũng được không uống các loại nước có chứa caffein, không nhai kẹo cao su trong 24h trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

Ngoài ra, bạn sẽ được thông báo và hướng dẫn chi tiết cho những phương pháp thăm khám chuyên sâu hơn nếu bác sĩ thấy cần phải thực hiện.

Bạn nên lưu ý việc khám sức khỏe chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và cần có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT. Trên đây là những giải đáp của chúng tôi đối với thắc mắc về những giấy tờ cần có khi tiến hành kiểm tra sức khỏe. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn có sự chuẩn bị đầy đủ và kĩ lưỡng hơn để buổi thăm khám sức khỏe của mình được diễn ra thuận lợi và đạt yêu cầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *