Có nên tắm sau khi tiêm vacxin không là thắc mắc chung của rất nhiều người, đặc biệt là những phụ huynh có con nhỏ. Nhiều người quan niệm rằng nên kiêng tắm sau tiêm bởi cơ thể lúc này đang yếu và dễ ốm. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu khoa học chính thống nào khẳng định tắm sau tiêm khiến vacxin giảm tác dụng. Theo đó nếu sau khi tiêm trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường, không có biểu hiện sốt thì phụ huynh có thể cho trẻ tắm sạch sẽ.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc có nên tắm sau khi tiêm vacxin cho trẻ
1. Một số lưu ý trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ
1.1. Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ
Để đảm bảo quá trình tiêm phòng cho bé diễn ra an toàn nhất và hạn chế tối đa những phản ứng phụ, phụ huynh hãy lưu ý những điểm sau:
– Thông báo chi tiết cho bác sĩ về bệnh sử của trẻ: Nếu trẻ hiện đang có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc từng dị ứng với bất kỳ loại thuốc, vacxin nào trước đây thì phụ huynh cần thông báo sớm cho bác sĩ. Đặc biệt nếu trẻ đang mắc các bệnh mãn tính liên quan đến tim, giảm tiểu cầu hoặc hội chứng rối loạn đông máu thì việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là vô cùng cần thiết.
– Cho trẻ uống đủ nước, mặc trang phục thoải mái và phù hợp.
– Tránh trường hợp để trẻ quá no hoặc quá đói trước khi tiêm vì dễ dẫn đến hạ đường huyết sau tiêm.
Sau khi quá trình tiêm chủng kết thúc, phụ huynh nên để trẻ ở lại phòng tiêm ít nhất 30 phút theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế nhằm theo dõi phản ứng của cơ thể đối với vacxin. Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường như nổi mẩn đỏ, nôn mửa, thở dồn dập,… phụ huynh cần báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ. Nếu không có phản ứng bất thường nào xảy ra, trẻ sẽ được về nhà và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại gia trong 2-4 ngày tiếp.
Phụ huynh lưu ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình tiêm chủng an toàn cho trẻ.
1.2. Một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm
Sau khi tiêm phòng, cơ thể trẻ có thể xuất hiện một vài phản ứng nhẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang phản ứng với vacxin, nhanh chóng tạo ra các kháng thể để chống lại tác nhân gây hại. Theo đó một vài phản ứng thông thường nhất là:
– Sưng đỏ, nóng và đau ở vị trí được tiêm phòng.
– Sốt nhẹ.
– Đau đầu.
– Đau cơ,
– Khó chịu.
– Mệt mỏi.
Phụ huynh không cần quá lo lắng khi trẻ có những biểu hiện trên bởi chúng thường sẽ tự biến mất sau vài ngày. Để giảm nhẹ triệu chứng, phụ huynh có thể sử dụng đá lạnh để chườm nhẹ cho bé hoặc uống paracetamol hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ huynh cần cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để nhận chăm sóc chuyên nghiệp nếu trẻ xuất hiện những phản ứng sau:
– Khó thở.
– Sốt cao.
– Co giật.
– Li bì.
– Dị ứng nặng (ngứa, phát ban, khó thở, hạ huyết áp).
– Nôn mửa.
– Bỏ ăn.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần kiêng sau tiêm uốn ván và tác dụng phụ của vắc xin
Thông thường những phản ứng nhẹ sau tiêm sẽ tự biến mất sau 2 – 3 ngày, không yêu cầu điều trị đặc biệt.
2. Có nên tắm sau khi tiêm vacxin cho trẻ? Sau tiêm nên chăm sóc trẻ như thế nào?
2.1. Trả lời câu hỏi có nên tắm sau khi tiêm vacxin cho trẻ
Sau khi tiêm vacxin có được tắm không là thắc mắc chung của rất nhiều người, đặc biệt là những phụ huynh có con nhỏ. Một số phản ứng phụ sau tiêm như nóng người, mệt, sốt nhẹ, đau cơ,… có thể là nguyên nhân khiến phụ huynh ngần ngại tắm cho trẻ.
Nhiều người quan niệm rằng nên kiêng tắm sau tiêm bởi cơ thể lúc này đang yếu và dễ ốm. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu khoa học chính thống nào khẳng định tắm sau tiêm khiến vacxin giảm tác dụng. Theo đó nếu sau khi tiêm trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường, không có biểu hiện sốt thì phụ huynh có thể cho trẻ tắm sạch sẽ. Lưu ý hạn chế làm ướt vị trí tiêm. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, phụ huynh nên lau qua người cho trẻ bằng nước ấm để hạ nhiệt và chờ 1 – 2 ngày sau khi hạ sốt mới tắm.
Bên cạnh đó, phụ huynh khi tắm cho trẻ nên để ý một số điểm gồm:
– Chú ý thời gian tắm, nên tránh thời điểm sáng sớm và tối khuya để hạn chế nhiễm lạnh. Thời điểm thích hợp để tắm cho trẻ rơi vào khoảng 9 giờ sáng và 4 giờ chiều.
– Nên dùng nước ấm để tắm cho trẻ và tắm nơi kín gió.
– Tránh để trẻ ngâm quá lâu trong nước dẫn đến cảm lạnh.
– Dùng khăn khô, mềm để lau người cho trẻ và không ra nơi nhiều gió ngay sau khi tắm.
– Không chà sát mạnh lên vị trí tiêm vì có thể làm xước da hoặc nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: Độ tuổi tiêm vắc xin phòng viêm gan AB
Nếu sau khi tiêm trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường, không có biểu hiện sốt thì phụ huynh có thể cho trẻ tắm sạch sẽ.
2.2. Phương pháp chăm sóc sau khi cho trẻ tiêm phòng
Ngoài việc giải đáp băn khoăn có nên tắm sau khi tiêm vacxin cho trẻ hay không, phụ huynh cũng cần quan tâm tới một số phương pháp theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm như:
Nếu trẻ bị sốt
Trên thực tế đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sau tiêm chủng. Lúc này trẻ sẽ mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn bình thường và phụ huynh cần âu yếm, vỗ về trẻ cũng như thực hiện song song các biện pháp:
– Cho trẻ mặc quần áo mềm mại, thoải mái và thấm hút mồ hôi.
– Không tắm nếu trẻ sốt trên 38 độ C. Thay vào đó dùng khăn ấm để lau nách, bẹn, vệ sinh cơ thể giúp trẻ thoải mái hơn.
– Cho trẻ ăn đồ lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế những đồ nhiều dầu mỡ.
– Bổ sung nhiều nước, nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.
– Không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Nếu trẻ bình thường
Dù không có biểu hiện sốt trẻ vẫn cần được theo dõi sức khỏe trong vài ngày sau tiêm. Ngoài ra nên cho trẻ sinh hoạt bình thường, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C và tăng cường các đồ ăn bổ dưỡng, dễ tiêu. Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để trẻ dễ tiêu hơn.
Không nên đắp, chườm bất kỳ thứ gì theo mẹo dân gian lên vị trí tiêm của trẻ để tránh nhiễm trùng. Nếu chỗ tiêm bị sưng tấy và gây đau, phụ huynh có thể trao đổi lại với bác sĩ để được chỉ định biện pháp giảm đau an toàn.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc sau tiêm phòng có nên cho trẻ tắm hay không. Bên cạnh đó phụ huynh khi cho trẻ tiêm phòng nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng như lựa chọn những phòng tiêm uy tín, chất lượng để đảm bảo quá trình tiêm phòng an toàn, hiệu quả cho con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.