Cắt bao quy đầu là phẫu thuật được thực hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn nhằm điều trị những bất thường ở bao quy đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và bất tiện trong cuộc sống của nam giới. Nhưng nhiều người vẫn đang thắc mắc “cắt bao quy đầu bao lâu thì tắm được”. Hôm nay hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc của nam giới: Cắt bao quy đầu bao lâu
1. Tại sao nên kiêng tắm khi cắt bao quy đầu?
Nhiều người vẫn còn thắc mắc vì sao nên kiêng tắm sau khi thực hiện phẫu thuật
Bao quy đầu là phần da bọc ở phía đầu dương vật có tác dụng bảo vệ và giữ ẩm cho niêm mạc quy đầu. Thông thường, phần da này có thể tuột lên tuột xuống được để dương vật có thể lộ ra, thuận tiện cho việc vệ sinh và quan hệ tình dục. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phần da này lại quá dài, bao trùm gần hết hoặc toàn bộ đầu dương vật, hoặc bị chít hẹp, không tuột xuống được từ đó gây khó khăn cho việc vệ sinh, dẫn tới viêm nhiễm. Lúc này việc cắt bao quy đầu là cần thiết. Cắt bao quy đầu là tiểu phẫu được thực hiện để loại bỏ phần da bọc ở đầu dương vật. Sau khi phần da này được tách ra, nam giới cần một khoảng thời gian để bình phục.
Khi vết thương chưa lành hẳn nhưng nam giới đã tắm và để những chất lạ như xà phòng, sữa tắm, dầu gội chạm vào thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ vết thương bị lở loét, chảy máu. Nguy hiểm hơn sẽ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng thể của nam giới về sau.
2. Cắt bao quy đầu bao lâu thì tắm được?
Hiện nay có 3 phương pháp cắt bao quy đầu được sử dụng phổ biến:
2.1 Phương pháp truyền thống
Bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cắt bao quy đầu, sau đó sẽ khâu vết thương lại theo hình tròn. Sau đó bệnh nhân sẽ về nhà nghỉ ngơi và trở lại bệnh viện cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí tuy nhiên lại gây đau đớn nhiều ngày, chảy máu nhiều và vết thương lâu lành.
2.2 Phương pháp laser
Đây là phương pháp cải tiến hơn nhiều khi các bác sĩ sẽ sử dụng laser để loại bỏ đi lớp da quy đầu. Phương pháp này không gây nên nhiều đau đớn, bệnh nhân có thể về nhà nhanh chóng và vết thương nhanh lành.
2.3 Phương pháp không xâm lấn tối thiểu
Phương pháp này được dùng nhiều phổ biến trong việc cắt bao quy đầu của người lớn. Sau khi đã cắt bao quy đầu, vết thương sẽ được khâu bằng chỉ tự tiêu – một cải tiến mới so với việc cắt tháo chỉ truyền thống và tránh được tình trạng nhiễm trùng sau cắt chỉ.
Và dù thực hiện cắt bao quy đầu theo phương pháp nào thì theo các bác sĩ, nam giới chỉ nên tắm sau khoảng 2- 3 ngày khi vết thương đã khô miệng hoặc sau khoảng 7 ngày khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn. Sau khi vết thương khô miệng, việc tắm rửa sẽ tránh trường hợp viêm nhiễm, không gây khó chịu và bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
Khi vết thương khô miệng sau 2 – 3 ngày, nam giới có thể tắm rửa được
3. Lưu ý khi tắm sau phẫu thuật cắt bao quy đầu
Ngoài việc lưu ý về thời gian nên tắm sau khi tiểu phẫu cắt bao quy đầu thì cách tắm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục vết khâu. Chính vì vậy, có một số điều sau nam giới cần lưu ý:
3.1 Chất lượng nước
Nguồn nước bẩn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, khiến cho vết thương có những chuyển biến nặng hơn. Chính vì vậy, hãy chắc chắn rằng nguồn nước đang dùng là sạch và đảm bảo an toàn để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết khâu.
3.2 Không nên tắm quá lâu
Dù miệng vết thương đã khô, tuy nhiên nam giới không nên để vết thương tiếp xúc với nước quá lâu vì môi trường ẩm ướt sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, phát triển.
3.3 Tránh tác động mạnh
Do vừa trải qua cuộc phẫu thuật nên lớp da còn khá yếu chính vì vậy không nên dùng bông tắm chà mạnh, xối nước trực tiếp, dùng nước quá nóng hay dùng xà bông, sữa tắm lên vết thương. Thay vào đó, hãy dùng nước rửa nhẹ nhàng, tránh những tác động mạnh và dùng khăn tắm lông mềm lau khô dương vật.
3.4 Chú ý về đồ lót
Cần đặc biệt chú ý đến size và chất lượng đồ lót. Nếu đồ lót quá chật sẽ rất dễ cọ xát vào, gây nên rách và nhiễm trùng vết thương. Chính vì vậy nam giới nên chọn đồ lót rộng, thoáng, chất liệu mát.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm tinh hoàn và những điều cần biết
Nam giới nên chọn đồ lót rộng, thoải mái và có chất liệu tốt để không gây ảnh hưởng đến vết thương
3.5 Thay băng gạc
Sau khi tắm xong, vết thương đã được vệ sinh sạch sẽ thì nam giới nên thay băng gạc mới, tránh dùng lại miếng băng gạc cũ để đảm bảo không bị nhiễm trùng.
4. Lời khuyên từ bác sĩ
4.1 Về chế độ dinh dưỡng
Muốn sức khỏe phục hồi tốt thì dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nam giới cần nắm được những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Thực phẩm nên ăn
Sau phẫu thuât, cánh mày râu được các bác sĩ khuyến cáo nên ăn những đồ có tính mát, có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc và hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi vết thương như rau xanh, hoa quả tươi, các loại trà giải nhiệt,…
Thực phẩm nên kiêng
Một số thực phẩm nên kiêng như: Thực phẩm có tính nóng (thịt bò, hải sản, thịt dê..), các loại gia vị có tính nóng (ớt, tỏi, tiêu…), thực phẩm được làm từ gạp nếp (bánh chưng, xôi…), rau muống, những đồ có chứa chất kích thích (thuốc lá, rượu bia, cà phê…).
4.2 Về chế độ nghỉ ngơi
Nam giới cần chú ý để có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh hay căng thẳng… để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo và phục hồi da.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Giá phẫu thuật cắt bao quy đầu bao nhiêu tiền?
Sau phẫu thuật, nam giới cần ngủ đủ giấc để đảm bảo cho quá trình tái tạo và phục hồi da
4.3 Về sinh hoạt hàng ngày
Trong khoảng 1 tháng đầu phần da ở đầu còn yếu và dương vật chưa phục hồi hoàn toàn nên các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên kiêng việc thủ dâm và quan hệ tình dục.
4.4 Thăm khám khi có triệu chứng bất thường
Nếu vết thương có tình trạng sưng tấy, nóng đỏ hay xuất hiện mủ thì nam giới không nên tự chữa trị ở nhà, cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng chúng tôi không chỉ giúp cánh mày râu trả lời được câu hỏi “cắt bao quy đầu bao lâu thì tắm được” mà còn cung cấp những thông tin bổ ích về lưu ý sau tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy đến thăm khám để được các bác sĩ tư vấn thêm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.