Mùa hè là mùa muỗi sinh sôi nảy nở, gây ra nhiều phiền toái cho cả người lớn và trẻ em. Vết muỗi đốt không chỉ ngứa ngáy khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, việc sử dụng thuốc bôi muỗi đốt cho bé là cần thiết để bảo vệ khỏi những tác hại do muỗi gây ra. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn nhiều thắc mắc về việc sử dụng loại thuốc này cho bé.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc của phụ huynh về thuốc bôi muỗi đốt cho bé
1. Bé bao nhiêu tuổi có thể sử dụng thuốc bôi muỗi đốt?
Đây là một thắc mắc cực kỳ phổ biến ở các phụ huynh đang trong hành trình tìm kiếm loại thuốc bôi muỗi đốt phù hợp cho con. Không phải bé nào cũng sử dụng được thuốc, có những thành phần sẽ được khuyến cáo chống chỉ định với một vài nhóm tuổi nhất định. Trong đó nhóm đối tượng em bé sơ sinh, bé dưới 6 tháng được đánh giá là rất nhạy cảm nếu sử dụng thuốc. Độ tuổi sử dụng thuốc bôi muỗi đốt phụ thuộc vào thành phần của thuốc.
1.1. Đối với thuốc bôi muỗi đốt cho bé có thành phần DEET
DEET (N,N-Diethyl-meta-toluamide) là một hoạt chất được sử dụng phổ biến làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc đuổi côn trùng, đặc biệt là những sản phẩm dạng xịt hay lotion bôi ngoài da. DEET đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt và chứng nhận an toàn khi sử dụng đúng liều lượng.
Khuyến cáo về việc sử dụng thuốc bôi muỗi đốt có chứa thành phần DEET cho bé:
– Bé dưới 2 tháng tuổi: Tuyệt đối không sử dụng
– Bé từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi: Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Bé từ 6 tháng đến 2 tuổi: Sử dụng với nồng độ DEET tối đa 10%.
– Bé trên 2 tuổi: Có thể sử dụng với nồng độ DEET tối đa 30%.
1.2. Đối với thuốc bôi muỗi đốt cho bé có thành phần Picaridin:
Picaridin là một hoạt chất đã được sử dụng để đuổi muỗi và côn trùng hơn 20 năm trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng đã chứng nhận và khuyến nghị sử dụng bởi độ an toàn và hiệu quả của hoạt chất này. Với các sản phẩm chống muỗi có chứa Picaridin, phụ huynh có thể yên tâm sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi để chống muỗi
Không giống như DEET, picaridin có ưu điểm sau:
– Không mùi
– Không gây cảm giác nhờn
– Không gây phai màu hoặc biến dạng của đồ vải hoặc chất dẻo.
– Ít gây kích ứng da, mắt
– Ngăn ngừa hiệu quả các loài muỗi, ruồi, bọ xít, bọ gậy gây hại tiếp cận cơ thể người
– Có hiệu quả cao, lên tới 6 giờ.
Tuy nhiên, thuốc bôi muỗi đốt cho bé chứa thành phần Picaridin thường có giá thành cao hơn DEET và khó tìm mua hơn.
Bé rất dễ bị muỗi đốt nên cha mẹ cần bôi thuốc để phòng muỗi tấn công và giúp bé không cảm thấy khó chịu do vết muỗi đốt gây ra
1.3. Đối với thuốc bôi muỗi đốt cho bé có thành phần IR3535
IR3535 là một hợp chất hóa học nhân tạo được sử dụng phổ biến trong thuốc chống côn trùng. Loại hợp chất này thường được bào chế thành dạng kem và dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc. IR3535 hoạt động bằng cách tác động lên hệ thống khứu giác của côn trùng, khiến chúng không thể nhận biết được con người và từ đó tránh xa. Nhờ hiệu quả xua đuổi cao, IR3535 là lựa chọn được tin dùng trong việc bảo vệ bản thân khỏi muỗi và côn trùng đốt.
Thuốc có thành phần IR3535 có thể sử dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Với những ưu điểm sau:
– Hiệu quả ổn
– An toàn cao với trẻ em
2. Nên sử dụng thuốc bôi muỗi đốt bao nhiêu lần mỗi ngày?
Tần suất sử dụng thuốc bôi muỗi đốt cho bé phụ thuộc vào thành phần của thuốc và độ tuổi của bé.
– Đối với thuốc bôi muỗi đốt có thành phần DEET: Sử dụng tối đa 1 lần/ngày cho bé từ 6 tháng đến 2 tuổi. Sử dụng tối đa 3 lần/ngày cho bé trên 2 tuổi.
– Đối với thuốc bôi muỗi đốt có thành phần Picaridin: Sử dụng tối đa 2 lần/ngày cho bé từ 6 tháng tuổi
– Đối với thuốc bôi muỗi đốt có thành phần IR3535: Sử dụng tối đa 3 lần/ngày cho bé từ 6 tháng tuổi
3. Có thể sử dụng thuốc bôi muỗi đốt cho bé bị dị ứng hay không?
Nếu bé nhà bạn thuộc nhóm đối tượng dễ bị dị ứng thì cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn được thuốc bôi phù hợp.
Bên cạnh đó, nên thử bôi thuốc ở một vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho toàn bộ cơ thể. Nếu bé có bất kỳ phản ứng dị ứng nào như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy, … thì cần ngừng sử dụng thuốc và đưa bé đi khám bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Hydrocolacyl: Công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng
Phụ huynh nên bôi 1 lượng nhỏ ở mặt trong cánh tay của bé và đợi sau 24h xem có bất kỳ phản ứng dị ứng nào hay không trước khi bôi toàn cơ thể
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi muỗi đốt cho bé
Vì bé là đối tượng khá nhạy cảm nên việc dùng thuốc sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nếu không đúng cách. Phụ huynh hãy ghi nhớ các điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé cũng như đạt được hiệu quả như mong muốn:
– Nên chọn mua thuốc bôi muỗi đốt tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
– Trước khi dùng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nắm rõ cách dùng, liều lượng và các lưu ý cần thiết.
– Bôi một lượng nhỏ thuốc lên vùng da nhỏ ở mặt trong cánh tay của bé, đợi 24 giờ để quan sát. Nếu bé không có bất kỳ phản ứng nào như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy thì có thể sử dụng thuốc cho toàn bộ cơ thể.
– Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh sử dụng quá nhiều lần trong ngày hoặc bôi quá dày.
– Tránh sử dụng thuốc bôi muỗi đốt đã hết hạn sử dụng. Phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc.
– Bảo quản thuốc bôi muỗi đốt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
>>>>>Xem thêm: 7 Sai lầm thường gặp khi cha mẹ dùng thuốc tiêu chảy cho bé
Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát
Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc thường gặp để giúp các bậc phụ huynh có thể lựa chọn và sử dụng thuốc bôi muỗi đốt cho bé một cách hiệu quả và an toàn nhất. Hãy luôn nhớ rằng, dù lựa chọn loại thuốc nào cũng cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.