Giải đáp thắc mắc: Đau mắt đỏ bao lâu khỏi bệnh?

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và dễ lây lan khi người bệnh tiếp xúc gần với những người khác. Mặc dù đau mắt đỏ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Do đó, câu hỏi mọi người quan tâm nhất chính là “Đau mắt đỏ bao lâu khỏi bệnh?” và “Làm thế nào để bệnh đau mắt đỏ mau khỏi?” Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Đau mắt đỏ bao lâu khỏi bệnh?

1. Bệnh đau mắt đỏ bao lâu khỏi?

Đau mắt đỏ là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp do sự xâm nhập của những loại virus, vi khuẩn và các tác nhân từ môi trường khiến mắt bị dị ứng. Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ tương đối dễ nhận biết như mắt ra nhiều ghèn, mắt đỏ, đau, sưng cộm, ngứa. Thông thường, viêm kết mạc thường bị cả hai bên mắt. Ban đầu có thể chỉ xuất hiện ở một bên mắt nhưng rất dễ lây sang bên mắt còn lại chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ cũng có sự khác nhau. Với những người bị viêm kết mạc do virus thì dấu hiệu thường gặp là mắt không nhìn rõ, khô mắt, chảy nhiều ghèn, ngứa ngáy, cộm mắt nhiều, chảy nước mắt,… Bệnh có thể lây từ người bệnh đến những người lành qua các giọt bắn khi hắt xì hơi, ho hoặc qua đường hô hấp.

Nếu tác nhân gây đau mắt đỏ là do vi khuẩn thì người bệnh có thể bị tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của bệnh là xuất hiện nhiều ghèn có màu vàng đục hoặc xanh. Vào buổi đêm, ghèn sẽ tích tụ và khô lại ở phần mi mắt khiến chúng dính lại với nhau, khó mở mắt vào buổi sáng khi thức dậy.

Khi gặp phải tình trạng này, các bạn cần phải cẩn thận vì nếu không được điều trị cẩn thận, viêm kết mạc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực, loét giác mạc,… Bên cạnh đó, nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng thì bệnh sẽ không lây và thường xuất hiện những triệu chứng như chảy nước mắt nhiều, kèm theo viêm mũi dị ứng.

Thời gian ủ bệnh của viêm kết mạc thường là khoảng một tuần. Tùy vào từng mức độ của bệnh và nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ mà quá trình điều trị sẽ khác nhau. Để thời gian điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn, các bạn nên bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho đôi mắt.

Giải đáp thắc mắc: Đau mắt đỏ bao lâu khỏi bệnh?

Đau mắt đỏ bao lâu khỏi là thắc mắc của nhiều người

2. Đau mắt đỏ có thể tự khỏi được hay không?

Rất ít trường hợp bị viêm kết mạc có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Theo các chuyên gia y tế, viêm kết mạc có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do virus.

Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra thường đi kèm với tình trạng nhiễm khuẩn do cách vệ sinh và chăm sóc mắt của người bệnh không tốt. Do đó, nếu xuất hiện dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc, các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ Nhãn khoa chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bởi vì nếu điều trị muộn hoặc không dứt điểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như loét giác mạc, thậm chí là mù lòa.

Nếu được điều trị sớm và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh đau mắt đỏ sẽ khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Nếu áp dụng thêm những phương pháp khoa học khác thì bệnh có thể khỏi trước khoảng thời gian này.

Tìm hiểu thêm: Bệnh lý viêm kết mạc nhầy mủ có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc: Đau mắt đỏ bao lâu khỏi bệnh?

Mọi người nên đi khám khi bị đau mắt đỏ để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp

3. Làm thế nào để bệnh đau mắt đỏ mau khỏi?

Mặc dù đau mắt đỏ là căn bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách khiến nó nhanh khỏi hơn. Để đau mắt mau khỏi, các bạn cần phải:

3.1. Tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm kết mạc

Để biết được viêm kết mạc bao lâu thì khỏi, việc đầu tiên các bạn cần phải làm là tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh. Như đã đề cập ở trên, viêm kết mạc có thể được hình thành do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng.

Theo đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh mà thời gian khỏi cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ, các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện một số kiểm tra cần thiết.

3.2. Phải điều trị bệnh viêm kết mạc đúng cách

Điều trị đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng để bệnh đau mắt đỏ cải thiện tốt hơn. Do đó, các bạn phải vệ sinh mắt thường xuyên và sử dụng loại thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải tuân thủ theo những điều sau:

– Trong trường hợp phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh, các bạn không được tùy tiện mua thuốc mà phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Tuyệt đối không được dùng các loại lens và kính áp tròng khi bị đau mắt đỏ. Bởi vì điều này có thể làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ mắt và kéo dài thời gian điều trị bệnh.

– Hạn chế tiếp xúc và hoạt động ở những nơi có nhiều hóa chất và bụi phấn. Bởi vì đây là những tác nhân chính khiến mắt bị kích ứng. Nếu đến các địa điểm này, các bạn nên mang theo kính để tránh bị kích ứng mắt.

– Ánh sáng xanh từ máy tính hoặc màn hình điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mắt của mọi người. Do đó, trong quá trình điều trị đau mắt đỏ, các bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với màn hình điện thoại và máy tính.

– Để việc điều trị đau mắt đỏ đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên tạo một thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Đặc biệt, các bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho đôi mắt.

– Hạn chế lấy tay dụi mắt vì điều này sẽ khiến cho mắt dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, các bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi dụi mắt.

Giải đáp thắc mắc: Đau mắt đỏ bao lâu khỏi bệnh?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi phí mổ mộng mắt và an tâm điều trị

Hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa Mắt để mau khỏi bệnh

Tóm lại, đau mắt đỏ bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra bệnh, quá trình điều trị, chăm sóc ra sao,… Mặc dù đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng các bạn nên cẩn trọng trong quá trình điều trị để tránh gây ra những biến chứng nặng hơn. Nếu đang bị đau mắt đỏ hoặc các vấn đề khác về mắt, các bạn có thể đến chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *