Giải đáp thắc mắc răng khôn có nhổ được không

Thắc mắc liệu răng khôn có nhổ được không chắc hẳn là điều mà những người đã từng nghe nói về ảnh hưởng của răng khôn rất bối rối. Trên thực tế, hơn một nửa trường hợp mọc răng khôn cần xử lý bằng việc nhổ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được khuyến khích nhổ răng khôn.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc răng khôn có nhổ được không

1. Răng khôn có nhổ được không?

Nhổ răng khôn là một trong những tiểu phẫu nha khoa rất phổ biến, được nha sĩ thực hiện nhằm loại bỏ một hoặc nhiều răng số 8 mọc trong cùng hàm răng và ngăn ngừa những vấn đề mà răng số 8 gây ra. Chính vì thế, nếu băn khoăn răng khôn có nhổ được không, thì câu trả lời chắc chắn là có.

Giải đáp thắc mắc răng khôn có nhổ được không

Các bác sĩ có thể nhổ răng khôn sau khăm cẩn thận

Tuy nhiên, răng khôn, hay răng số 8 cũng là răng vĩnh viễn, có quy trình mọc và cấu trúc khác các răng sữa, nên không thể tự nhổ được. Việc nhổ răng số 8 được tiến hành tại các bệnh viện có chuyên khoa răng hàm mặt hoặc các phòng khám răng uy tín có dụng cụ và thiết bị nhổ răng đầy đủ thực hiện.

2. Xác định một số vấn đề trước khi nhổ răng khôn

2.1. Răng khôn liệu có tác dụng gì?

Thực tế, răng khôn không có tác dụng gì trong việc nhai cắn hay thẩm mỹ. Thậm chí, răng khôn còn ẩn chứa nhiều vấn đề khi xuất hiện:

– Răng khôn mọc rất lâu, gây nhức nướu dài kỳ, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây các vấn đề viêm nướu, sâu răng,…

– Răng khôn xô đẩy, lấn vị trí của các răng khác, khiến việc vệ sinh khó khăn hơn

– Răng khôn xô đẩy, lấn vị trí của các răng khác, khiến thức ăn dễ bị nhét vào kẽ răng và kẹt cứng tại các vị trí đó.

– Răng khôn mọc lệch khiến vi khuẩn dễ len vào trong nướu gây viêm nha chu, viêm nướu.

– Răng khôn mọc một phần khiến sưng hàm, đau hàm, cứng hàm và nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

– Răng khôn không đủ không gian mọc, xô đẩy các răng khác khiến hàm răng xô lệch, răng yếu và mất thẩm mỹ.

– Răng khôn mọc ngầm có thể hình thành u nang, làm hỏng chân răng, phá hủy xương lân cận.

– Răng khôn mọc lệch gây đau đớn, sưng mặt theo từng đợt, bên cạnh đó là đau vì các răng khác bị xô khỏi vị trí của mình và trở nên mất cân bằng, mất thẩm mỹ cả hàm răng.

2.2. Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn cần có thuốc gây tê để tránh cảm giác đau. Sau đó, vấn đề đau khi nhổ răng khôn có thể khác nhau với từng người. Với một số người, cảm giác đau gần như không có. Trong khi đó, số khác lại có thể phải dành đến một tháng để phục hồi sau khi nhổ răng với lộ trình đặc biệt hơn, tốn nhiều công sức hơn. Điều này hầu như không có nguyên do. Ngay cả với những người trong cùng gia đình thì vấn đề đau sau khi nhổ răng cũng khác nhau.

Điều quan trọng lúc này là cần thực hiện chăm sóc phục hồi theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không xảy ra vấn đề nhiễm trùng hay biến chứng sau tiểu phẫu, cũng như giúp quá trình phục hồi đạt kết quả nhanh nhất.

Tìm hiểu thêm: Trồng răng nguyên hàm loại nào là tốt?

Giải đáp thắc mắc răng khôn có nhổ được không

Nhổ tăng khôn cần thuc hiến sớm, ngay khi pháu hiện vấn đề.

2.3. Nhổ răng khôn có gây biến chứng cho bệnh nhân?

Hầu như rất ít trường hợp xảy ra biến chứng sau nhổ răng khôn ngoài cảm giác sưng đau. Tuy nhiên, một số khác cũng có thể xảy ra những vấn đề như nhiễm trùng nếu không thực hiện chăm sóc phục hồi đúng cách. Một số biến chứng có thể xảy ra sau nhổ răng bao gồm:

– Đau đầu, chóng mặt kèm cảm giác buồn nôn sau khi nhổ răng

–  Hiện tượng máu đông không tan tại vị trí phẫu thuật.

– Ổ răng bị khô: đó là tình trạng cục máu đông bật khỏi vết thương và khiến xương bên dưới lộ ra, thường kèm tình trạng đau đớn và chậm phục hồi.

– Đau và sưng răng lâu ngày không thể ăn uống bình thường, thậm chí có những người phải ăn cháo đến nhiều tuần.

– Tình trạng thức ăn, đồ uống len lỏi vào vết tiểu phẫu và gây viêm nhiễm, áp xe.

– Viêm xoang hàm.

– Xương hàm kém

– Tổn thương thần kinh

2.4. Khi nào nên thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn?

Nha sĩ khuyên bạn nên chủ động đến các cơ sở nha khoa nhổ răng khôn trong các trường hợp như:

– Nguy cơ răng khôn mọc ngầm

– Răng khôn và răng bên cạnh có khe hở dễ giắt thức ăn vào và hình thành viêm nhiễm

– Có u nang hoặc khối u quanh răng khôn

– Bệnh nhân cần chỉnh hình răng, niềng, trồng răng giả,…

– Răng khôn bị gãy, bị viêm, sâu,…

– Răng khôn hình dạng đặc biệt, dị dạng tiềm ẩn nguy cơ gây sâu răng, viêm nha chu,…

– Răng khôn mọc lệch

– Răng khôn không có không gian để mọc

– Răng khôn mọc nhưng hàm đối diện không có răng khôn mọc

Bên cạnh đó, các trường hợp răng khôn ảnh hưởng nhẹ đến bệnh nhân, đơn cử như việc khó chịu khi mọc cũng có thể được bác sĩ đồng ý tiểu phẫu nhổ răng, vì răng khôn không có tác dụng gì cho người bệnh và nhổ răng khi này không gây ảnh hưởng gì.

2.5. Có trường hợp nào chống chỉ định nhổ răng khôn?

Bác sĩ sẽ ngăn cản việc nhổ răng khôn hoặc yêu cầu xem xét lại việc nhổ răng khôn khi:

– Răng khôn mọc lệch vẫn chưa hết gây sưng, viêm nhiễm cho người bệnh.

– Răng không mọc nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng hay khó chịu cho bệnh nhân.

– Răng khôn liên quan đến những cấu trúc khác như xoang hàm, dây thần kinh, …

– Bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, máu khó đông,…

– Người có khả năng khó khăn trong việc phẫu thuật và biến chứng hậu phẫu.

Giải đáp thắc mắc răng khôn có nhổ được không

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử trí tiền sản giật hiệu quả

Nhiều trường hợp răng khôn bác sĩ khuyên không nhổ

3. Cách nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn bao gồm những bước cơ bản sau đây:

– Thăm khám trước khi nhổ răng khôn nhằm đảm bảo an tâm khi tiểu phẫu nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, sức khỏe răng miệng và tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi,… nếu có của bệnh nhân để vạch lên kế hoạch điều trị tổng quát. Chụp X -quang là điều bắt buộc để kiểm tra vị trí chân răng, hướng mọc, độ lệch, tình trạng xương hàm quanh răng khôn. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình tiểu phẫu để bệnh nhân hiểu và an tâm thực hiện thủ thuật.

– Vệ sinh, sát khuẩn răng miệng để đảm bảo tránh nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng.

– Gây tê cục bộ trước tiểu phẫu nhổ răng. Một số bệnh nhân có vấn đề về thần kinh hoặc răng mọc phức tạp có thể cần để hình thức gây mê an thần hoặc gây mê toàn thân.

– Tiểu phẫu nhổ răng: Tùy từng kỹ thuật và công nghệ của mỗi cơ sở mà cách nhổ răng số 8 mỗi nơi có thể khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng các phương pháp nhằm tách răng khỏi lợi. Trong khi đó, nhiều trường hợp phức tạp phải rạch nướu để xác định răng, hoặc cần cưa răng làm nhiều phần mới lấy ra được khỏi hàm.

4. Hậu phẫu nhổ răng khôn

Nếu trước đó bệnh nhân chỉ cần gây tê cục bộ thì ngáy sau phẫu thuật bệnh nhân chỉ cần theo dõi tầm 30 phút là có thể về nhà. Các phương pháp gây mê cần được nghỉ ngơi và theo dõi lâu hơn. Trong quá trình hậu phẫu, cần theo dõi xem có dấu hiệu bất thường hay dấu hiệu viêm nhiễm không. Nếu có, bệnh nhân cần sớm được bác sĩ xử lý, phòng tránh biến chứng nhổ răng khôn nhanh chóng và đúng cách,

Như vậy, nếu băn khoăn “răng khôn có nhổ được không” thì bệnh nhân không nên lo lắng. Hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra, thăm khám và có chỉ định phù hợp với tình trạng răng cũng như sức khỏe của bản thân mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *