Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia, việc sinh hoạt tình dục vẫn có thể được duy trì, tuy nhiên cần chú ý các tư thế phù hợp để tránh làm nặng thêm những tổn thương.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
1. Thoát vị đĩa đệm – Những thông tin tổng quan về bệnh
Đĩa đêm là bộ phận nằm giữa các đốt sống trong cột sống, có hoạt động giống như một bộ giảm. Chứng thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân bên trong đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu và xâm nhập vào ống sống thông qua vết rách hoặc vết đứt vòng xơ.
Thoát vị đĩa đệm thường là biểu hiện đầu của quá trình thoái hóa. Lúc này, không gian ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép dây thần kinh cột sống, gây đau đớn và các vấn đề nghiêm trọng khác. Trong các trường hợp bệnh thì thoát vị đĩa đệm ở phần lưng dưới và cổ thường là phổ biến nhất. Vị trí đau cụ thể sẽ phụ thuộc vào khu vực tổn thương cũng như kích thước của khối thoát vị như sau:
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đĩa đêm bị thoát vị gây chèn ép một hoặc nhiều dây thần kinh cùng lúc, gây đau nhức, rát, ngứa ran và tê từ mông xuống chân. Cơn đau trở nên nặng hơn khi đứng, di chuyển, ngồi hoặc duỗi.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là tình trạng dây thần kinh cổ bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm nên gây đau âm ỉ, nhói, tê giữa vùng cổ và hai bả vai. Cơn đau có thể lan dần xuống hai tay, tăng lên theo chuyển động của cổ.
– Đĩa đệm thoát vị không chèn dây thần kinh gây đau thắt lưng trong một vài trường hợp, một số trường hợp khác không gây đau
– Đĩa đệm thoát vị chèn dây thần kinh gây đau, tê, yếu vùng có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Đĩa đêm là bộ phận nằm giữa các đốt sống trong cột sống, có hoạt động giống như một bộ giảm
2. Giải đáp thắc mắc: Có thể quan hệ tình dục khi bị thoát vị đĩa đệm hay không?
2.1. Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
Người bệnh vẫn có thể duy trì sinh hoạt tình dục như bình thường trong trường hợp này. Tuy nhiên, để tránh cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc khiến tổn thương thần kinh nặng hơn, bệnh nhân cần phải chọn tư thế và cử động phù hợp.
Nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc khó chịu trong quá trình quan hệ tình dục, nên đi khám ngay với bác sĩ để được tư vấn. Đưa ra lời khuyên về quản lý triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.
Bên cạnh đó, có thể tham vấn bác sĩ về cách duy trì hoạt động tình dục an toàn và thoải mái. Người bệnh cũng nên trao đổi kỹ với đối tác về tình trạng bệnh lý của bản thân để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Viêm khớp cổ tay – Bệnh lý ai cũng cần hiểu rõ
Người bệnh vẫn có thể duy trì sinh hoạt tình dục như bình thường trong trường hợp bị thoát vị địa đệm
2.2. Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không: Ảnh hưởng của bệnh lý lên hoạt động quan hệ
Thông thường, bệnh thoát vị đĩa đệm thường bắt đầu xảy ra trong giai đoạn từ 30 – 50 tuổi, tuy nhiên đây cũng là thời điểm cao điểm con người thực hiện hoạt động tình dục.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tư thế cong thắt lưng – tư thế phổ biến mà hầu hết nam giới thực hiện – sẽ khó thực hiện hơn khi mắc thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, một số ảnh hưởng của chứng thoát vị đĩa đệm đến chức năng tình dục có thể kể đến như:
– Khiến cho cơn đau dọc trục và xuyên tâm nặng hơn, gây khó khăn cho bệnh nhân khi quan hệ.
– Làm giảm chất lượng cuộc yêu vì cơn đau
– Hiện tượng chèn ép rễ thần kinh chùm đuôi ngựa làm thay đổi cảm giác ở đáy chậu, gây ra những ảnh hưởng đến sự thỏa mãn tình dục.
3. Gợi ý giúp người thoát vị đĩa đệm sinh hoạt tình dục dễ dàng hơn
Người bệnh có thể tham khảo những điều sau để giúp hạn chế những bất tiện mà bệnh thoát vị đĩa đệm mang lại, cũng như tránh để bệnh nặng hơn:
Thông thường, đau lưng do bệnh lý thoát vị đĩa đệm thường tăng lên khi thực hiện cúi đầu về trước. Do vậy có thể thực hiện uốn cột sống theo hướng ngược lại để hạn chế thương tổn và nên xác định mức độ di chuyển cột sống an toàn.
– Nếu bệnh nhân bị đau ở một trong hai hướng uốn cong, hãy thử các tư thế giúp ổn định hông.
– Nếu người bệnh chỉ có thể uốn cong cột sống tối thiểu, hãy giữ lưng thẳng đứng và tập trung vào việc di chuyển xương chậu.
– Nếu người bị bệnh hoàn toàn không thể uốn cong cột sống, hãy đảm bảo rằng vùng lưng được cố định tối đa khi quan hệ tình dục.
– Ngoài ra, cần trao đổi với đối tác của mình về vấn đề bệnh lý để lựa chọn tư thế thoải mái cho cả hai, điều này giúp cuộc yêu thăng hoa hơn.
– Nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn khi quan hệ, tránh cảm giác căng thẳng
– Cần thực hiện với cường độ và tần suất phù hợp, không nên cố gắng quá mức để ảnh hưởng cả tới sức khỏe và trải nghiệm
– Nếu bệnh quá nặng, bệnh nhân nên điều trị và cải thiện bệnh trước khi quan hệ tình dục để tránh các tình huống xấu không mong muốn xảy ra.
4. Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến và hiệu quả
Mặc dù thoát vị đĩa đệm vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng sẽ khó tránh khỏi cơn đau trở lại nếu bạn không điều trị bệnh triệt để. Nên đến khám và điều trị thoát vị đĩa đệm với bác sĩ để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh nặng hơn.
Thông thường có hai hướng điều trị bệnh theo các mức độ như sau:
– Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa (thuốc) cho các trường hợp nhẹ: Thuốc giảm đau và kháng viêm là một phương pháp điều trị nội khoa cho thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc giãn cơ hoặc chống động kinh nếu bạn bị co cứng cơ cạnh cột sống.
– Một số ít các trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm.
Ngoài ra, một phương pháp phù hợp để điều trị thoát vị đĩa đệm là kết hợp điều trị thần kinh cột sống với phương pháp vật lý trị liệu. Điều này giúp bạn giải quyết bệnh triệt để hơn.
>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về rách sụn chêm trong độ 2
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa (thuốc) cho các trường hợp nhẹ và phẫu thuật đối với các trường hợp nặng
Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không”. Bệnh nhân nên đi thăm khám chuyên khoa để được điều trị và tư vấn lối sinh hoạt hiệu quả, tránh bệnh nặng lên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.