Giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin có mất tiền không

Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta có thể chủ động phòng tránh những bệnh lý truyền nhiễm hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp phòng bệnh đáng tin cậy chính là tiêm chủng. Đặc biệt trẻ em là đối tượng cực kỳ nhạy cảm và cần được tiêm phòng đầy đủ từ sớm để tránh gặp phải những di chứng, rủi ro không đáng có. Tuy nhiên tiêm vắc xin có mất tiền không? Cùng TCI tìm câu trả lời dưới đây.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin có mất tiền không

1. Tại sao phải thực hiện tiêm chủng cho trẻ từ sớm?

3 lợi ích lớn nhất của việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ gồm:

– Phòng bệnh hiệu quả: Đến 95% trẻ em được tiêm chủng sẽ chủ động tạo miễn dịch đặc hiệu để bảo vệ cơ thể trước các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.

– Tạo điều kiện phát triển toàn diện: Khi được bảo vệ khỏi những bệnh lý nguy hiểm, trẻ em có thể phát triển khỏe mạnh, không lo sợ di chứng dị tật ảnh hưởng đến thể chất và trí não.

– Chi phí thấp và tiết kiệm thời gian: Chi phí và thời gian dành cho tiêm chủng vắc xin thấp hơn rất nhiều so với chi phí và thời gian điều trị một khi trẻ đã mắc bệnh.

Giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin có mất tiền không

Tiêm chủng đầy đủ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách toàn diện ngay từ những năm đầu đời.

2. Tiêm vắc xin có mất tiền không? Vắc xin nào được tiêm miễn phí?

2.1. Trả lời câu hỏi tiêm vắc xin có mất tiền không

Chương trình tiêm chủng mở rộng (miễn phí) đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1981 cho đến thời điểm hiện tại. Đây là chương trình do Bộ Y tế Việt Nam khởi xướng dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

Trong thời điểm đầu, chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ được áp dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi – đối tượng có nguy cơ cao cần được bảo vệ. Sau này, chương trình đã được mở rộng hơn cả về đối tượng và địa điểm áp dụng. Theo đó, chương trình triển khai tiêm phòng 12 loại vắc xin hoàn toàn miễn phí tại các trạm y tế xã phường cho tất cả trẻ em Việt Nam từ 0 – 10 tuổi.

Danh mục 12 mũi tiêm bao gồm các loại vắc xin quan trọng là vắc xin phòng lao phổi, vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin bạch hầu, vắc xin ho gà, vắc xin uốn ván, vắc xin bại liệt, vắc xin phòng viêm phổi – viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, vắc xin sởi, vắc xin phòng rubella, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, vắc xin tả và vắc xin thương hàn (áp dụng tại vùng có nguy cơ cao).

Ngoài ra chương trình tiêm chủng mở rộng còn triển khai vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai.

2.2. Phác đồ tiêm vắc xin cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Lịch tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ được quy định cụ thể theo từng độ tuổi như sau:

– Trẻ sơ sinh tuổi: Tiêm vắc xin viêm gan B và vắc xin phòng lao.

– Trẻ 2 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 (ho gà – bạch hầu – uốn ván – viêm gan B – Hib) và uống vắc xin bại liệt lần đầu.

– Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 và uống vắc xin bại liệt lần thứ 2.

– Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 và uống vắc xin bại liệt lần thứ 3.

– Trẻ 9 tháng tuổi: Tiêm vắc xin sởi mũi đầu.

– Trẻ 12 tháng tuổi trở đi: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản lần đầu, lần thứ 2 tiêm sau lần đầu 2 tuần, lần thứ 3 tiêm sau lần 2 là 1 năm.

– Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván lần thứ 4 và tiêm vắc xin sởi – rubella.

– Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Uống vắc xin tả 2 lần (vùng nguy cơ cao).

– Trẻ từ 3 đến 10 tuổi: Tiêm 1 mũi vắc xin thương hàn (vùng nguy cơ cao).

Theo lịch tiêm chủng trên, giai đoạn 1 năm đầu trẻ cần trải qua đợt tiêm phòng lớn trong đời để bổ sung đủ kháng thể chống lại các bệnh lý truyền nhiễm. Giai đoạn trẻ được 1-5 tuổi thì đa số vắc xin là các mũi nhắc lại. Một số loại vắc xin chỉ sử dụng nếu khu vực nguy cơ cao có dịch.

2.3. Những loại vắc xin dịch vụ cần thiết cho trẻ

Ngoài 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng kể trên còn có một số các mũi vắc xin dịch vụ phụ huynh cần trả phí để thực hiện tiêm cho trẻ. Đây là những loại vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm phụ huynh nên cân nhắc để tiêm cho trẻ, bao gồm:

– Vắc xin phòng thủy đậu.

– Vắc xin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella.

– Vắc xin phòng viêm gan A, vắc xin kết hợp phòng viêm gan A B.

– Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A C và tuýp B C.

– Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn haemophilus influenzae không xác định tuýp.

– Vắc xin rota virus.

– Vắc xin phòng cúm.

– Vắc xin phòng dại.

– Vắc xin phòng thương hàn.

– Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Thông thường những trạm y tế phường, xã chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ những loại vắc xin có trong danh mục chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó đối với vắc xin dịch vụ, phụ huynh lưu ý lựa chọn những địa chỉ, phòng tiêm uy tín để thực hiện tiêm chủng an toàn cho trẻ cũng như đăng kí sớm để đảm bảo có đủ vắc xin cho phác đồ tiêm khuyến cáo.

Tìm hiểu thêm: Tiêm uốn ván ở đâu an toàn và giá tiêm phòng uốn ván

Giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin có mất tiền không

Đối với vắc xin dịch vụ, phụ huynh lưu ý lựa chọn những địa chỉ, phòng tiêm uy tín để thực hiện tiêm chủng an toàn cho trẻ.

3. Lưu ý khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau nếu đang chuẩn bị cho trẻ tiêm phòng:

– Tiêm phòng đúng lịch

Trong giai đoạn những năm đầu đời, trẻ có rất nhiều mũi tiêm cần hoàn thành. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý để không bỏ lỡ thời gian vàng tiêm phòng cho trẻ. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ cần tiêm các loại vắc xin ứng với tuổi. Chỉ khi tiêm đúng và đủ, vắc xin mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng. Càng tiêm trễ, hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần.

Các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng được thông báo công khai tại nơi cư trú. Thông thường lịch tiêm sẽ cố định vào một ngày trong tháng đối với các trạm y tế. Ngoài ra phụ huynh có thể đăng kí tiêm chủng cho trẻ tại các trung tâm tiêm chủng tư nhân. Tùy trung tâm sẽ có cách thức nhắc lịch tiêm khác nhau.

– Sức khỏe trước tiêm

Trước khi tiêm, trẻ cần được đảm bảo sức khỏe ổn định, không mắc bất kỳ bệnh gì. Nếu trẻ đang sốt hoặc có các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, tiêu chảy hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào thì sẽ không đủ điều kiện tiêm chủng.

– Theo dõi sau tiêm

Tùy loại vắc xin mà sau tiêm trẻ sẽ có những phản ứng nhất định. Do đó sau khi tiêm phòng trẻ cần được theo dõi sức khỏe tại trạm y tế hoặc phòng tiêm ít nhất 30 phút để đề phòng trường hợp sốc phản vệ. Đặc biệt nếu trẻ tiêm các mũi vắc xin kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thì quá trình theo dõi sau tiêm càng phải sát sao hơn. Sau khi về nhà, trong vòng 3-4 ngày kế tiếp phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra thể trạng của trẻ để kịp thời phát hiện nếu xảy ra bất thường.

Giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin có mất tiền không

>>>>>Xem thêm: Tiêm vacxin cho học sinh – Bảo vệ sức khỏe học đường

Sau khi tiêm phòng trẻ cần được theo dõi sức khỏe tại trạm y tế hoặc phòng tiêm ít nhất 30 phút.

Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của phụ huynh về vấn đề tiêm vắc xin có mất tiền không. Phụ huynh hãy lưu ý thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vì sức khỏe của con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, phụ huynh có thể liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *