Giải đáp thắc mắc: U tuyến giáp nên đốt hay mổ?

Tại Việt Nam, u tuyến giáp là một trong những bệnh lý về nội tiếng thường gặp nhất, chỉ xếp sau đái tháo đường. Để điều trị u tuyến giáp, trước đây người bệnh thường phải mổ cắt u. Hiện tại đã có thêm lựa chọn mới là đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần. Cả hai phương pháp đều giúp loại bỏ u triệt để và nhanh chóng. Vậy một câu hỏi được đặt ra đó là: U tuyến giáp nên đốt hay mổ?

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: U tuyến giáp nên đốt hay mổ?

1. Tổng quan về u tuyến giáp

1.1. U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là những khối u (bướu) hình thành và phát triển tại tuyến giáp – một trong những tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. U giáp có thể tồn tại dưới dạng rắn hoặc dịch lỏng.

Hầu hết u tuyến giáp được xác định là lành tính, nhưng có khoảng 5% ác tính (hay còn gọi là ung thư tuyến giáp). Chính vì vậy, trong phạm vi bài đề cập đến ngày hôm nay sẽ xoay quanh việc điều trị u tuyến giáp lành tính.

1.2. U tuyến giáp lành tính có cần điều trị?

Tâm lý chung của hầu hết người bệnh đều là chủ quan vì suy nghĩ u lành tính sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên thực tế, u giáp nếu không được theo dõi vẫn có thể âm thầm phát triển tăng sinh về kích thước gây nguy cơ chèn ép và có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan lân cận.

Một khi u đã phát triển sẽ xuất hiện các hiện tượng như khàn giọng, lạc giọng, đau họng, khó nuốt, khó thở. Trường hợp u to còn gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chính vì vậy, dù là u được xác định là lành tính cũng không thể chủ quan. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để lựa chọn giải pháp dứt điểm u lành tuyến giáp tối ưu nhất.

Giải đáp thắc mắc: U tuyến giáp nên đốt hay mổ?

U tuyến giáp có thể gặp ở mọi đối tượng đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi

2. So sánh giữa mổ u tuyến giáp và đốt u tuyến giáp

2.1. Mổ u tuyến giáp

Mổ u tuyến giáp là một loại phẫu thuật được thực hiện bằng cách cắt đi một phần (hoặc toàn phần) để loại bỏ khối u. Đây là phương pháp điều trị u tuyến giáp phổ biến từ nhiều năm trước với 2 hình thức chính là mổ mở và mổ nội soi.

Một điểm cần lưu ý đối với phương pháp mổ u tuyến giáp sẽ để lại phần sẹo vùng cổ gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, việc xuất hiện các biến chứng sau phẫu thuật là không thể tránh khỏi. Các loại biến chứng thường gặp:

  • Biến chứng từ gây mê: Tai biến của gây mê, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu trong và sau mổ,…
  • Liệt dây thanh âm (có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn)
  • Suy tuyến cận giáp hoặc bệnh suy giáp
  • Khó thở, khó nói lâu ngày

Chỉ định:

Mổ u tuyến giáp thường được chỉ định trong hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp dạng thể biệt hóa, đặc biệt đối với những bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố tiên lượng xấu như:

  • Trên 40 tuổi
  • Tiểu sử từng có sự tiếp xúc với chất phóng xạ
  • U lành tuyến giáp với kích thường lớn (thường là lớn hơn 4cm)
  • Xuất hiện dấu hiệu xâm lấn bởi nhiều ổ ung thư trong tuyến giáp
  • Biểu hiện di căn như di căn hạch cổ, di căn xa đến xương và phổi..

Tìm hiểu thêm: Tuyến giáp bị đau biểu hiện bệnh lý gì?

Giải đáp thắc mắc: U tuyến giáp nên đốt hay mổ?

Phẫu thuật mổ u tuyến giáp sẽ cắt đi một phần (hoặc toàn phần) để loại bỏ khối u

2.2. Đốt sóng cao tần

Đốt sóng cao tần (đốt u tuyến giáp) là giải pháp điều trị bệnh u tuyến giáp áp dụng công nghệ cao với ưu thế xâm lấn tối thiểu, không mổ, không sẹo. Bác sĩ chỉ cần sử dụng một đầu kim siêu nhỏ, nhờ hướng dẫn siêu âm để tiếp cận và tiêu diệt khối u bằng nhiệt tạo ra bởi sóng cao tần.

Đặc biệt, khác với mổ truyền thống, phương pháp này sử dụng sóng cao tần tác động vào đúng vị trí phần mô bệnh (u tuyến giáp) nên không tác động đến mô lành giúp bảo vệ tốt nhất chức năng tuyến giáp.

Bên cạnh đó, đốt u tuyến giáp sẽ không mổ, không gây mê nên sẽ loại bỏ các rủi ro từ gây mê hay các biến chứng sau mổ. Một số ít biến chứng có thể gặp phải như: Đau vùng cổ, thay đổi giọng tạm thời, bỏng da nhẹ,.. nhưng sẽ hết sau vài ngày nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.

Chỉ định:

Hiện nay, đốt u tuyến giáp được coi là giải pháp tối ưu nhất trong điều trị u lành tuyến giáp. Ứng dụng sóng cao tần cho kết quả điều trị tốt trong các trường hợp sau:

  • Những khối u lành tuyến giáp với kích thước từ 15mm trở lên.
  • U giáp là lành tính gây chèn ép các vùng cơ quan xung quanh.dẫn đến các hiện tượng đau vùng cổ, khó chịu mỗi khi nuốt, khàn giọng, khó nói…
  • Bướu giáp thể lành tính.
  • Nhân độc tuyến giáp, gây nên các triệu chứng cường giáp.

Giải đáp thắc mắc: U tuyến giáp nên đốt hay mổ?

>>>>>Xem thêm: Hạ đường huyết phải làm sao? cần xử lý kịp thời

Đốt sóng cao tần u tuyến giáp mang lại hiệu quả điều trị cao với những ưu điểm nổi bật

3. Kết luận: U tuyến giáp nên đốt hay mổ?

Như vậy, để biết chính xác nên đốt hay mổ u tuyến giáp thì người bệnh cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Hiện tại, đối với điều trị u lành tuyến giáp thì việc ứng dụng giải pháp sóng cao tần hiện đại đang được đánh giá cao nhờ những ưu điểm cũng như hiệu quả nổi trội.

  • Đốt sóng cao tần giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp, không gây suy giáp.
  • Thủ thuật ứng dụng công nghệ cao, không gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ.
  • Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và có thể giao tiếp với bác sĩ trong quá trình tiến hành thủ thuật, xoá bỏ sự lo lắng, mang đến tâm lý thoải mái, yên tâm.
  • Không mổ, không đau, không để lại sẹo, sử dụng đầu kim kích thước siêu nhỏ hút sạch phần u mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi tuyến giáp nằm ở vùng cổ – vị trí dễ nhìn thấy nên nếu để lại sẹo dễ khiến bệnh nhân cảm thấy mất tự tin.
  • Thời gian thực hiện ca đốt nhanh chóng chỉ trong khoảng 30-45 phút. Người bệnh không cần nằm viện, ra về ngay sau điều trị, sinh hoạt và làm việc bình thường.

Với những thông tin nêu trên, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: U tuyến giáp nên đốt hay mổ? Đối với u tuyến giáp dù là lành tính cũng không thể chủ quan, người bệnh hãy chủ động thăm khám để áp dụng giải pháp điều trị tối ưu nhất, tránh để kéo dài dẫn tới các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *