Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho gan. Vắc xin là giải pháp tối ưu nhằm ngăn chặn virus gây viêm gan B (HBV) lây nhiễm. Vậy, vắc xin viêm gan B bao nhiêu tiền và cần tiêm mấy mũi? Cùng theo dõi!
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc vắc xin viêm gan B bao nhiêu tiền
1. Sơ lược về bệnh viêm gan B
Virus HBV là nguyên nhân chính dây ra căn bệnh viêm gan B còn được gọi là viêm gan siêu vi B. Khả năng lây bệnh của loại virus này rất khủng khiếp và lây qua 3 đường chính như sau:
– Thông qua các dịch tiết của cơ thể người bệnh như: dịch âm đạo, tinh dịch, dịch của các vết thương trên cơ thể,…
– Lây qua đường máu như dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, đồ cắt móng tay đã từng bị dính máu hoặc chạm vào máu của người bệnh tại vết thương bị hở.
– Lây sang thai thi từ mẹ mang thai.
HBV có thể tồn tại trong cơ thể của người bệnh suốt đời nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng nên có thể lây nhiễm mà không biết. Nếu người bệnh bị viêm gan B, bệnh có thể nặng lên thành xơ gan, ung thư gan hoặc viêm gan mạn tính và ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ lây lan.
Không chỉ tại Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng có nhiều người mắc viêm gan siêu vi B. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này, không kể độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… Điều nguy hiểm của loại bệnh này là có thể người bệnh không có triệu chứng ra bên ngoài, bệnh không tiến triển nhưng vẫn có khả năng lây lan mạnh mẽ.
Chính vì viêm gan B là bệnh dễ mắc nhưng lại không có thuốc đặc trị để chữa khỏi nên việc phòng bệnh là điều quan trọng nhất. Phương pháp phòng bệnh có thể là hạn chế quan hệ tình dục với nhiều đối tượng, đặc biệt là quan hệ tình dục không an toàn, không dùng chung một số đồ dùng cá nhân, nhất là bơm kim tiêm hoặc dao cạo râu. Đặc biệt là cần tiêm phòng viêm gan B ngay từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành.
2. Vắc xin viêm gan B và những thông tin cần biết
2.1 Những con đường có thể lây nhiễm HBV
Có thể bạn không biết những nguy cơ lây nhiễm căn bệnh viêm gan B có thể đến từ những trường hợp rất dễ xảy ra như:
– Bị vết thương hở nhưng lại tiếp xúc với máu của người mang bệnh.
– Những người đang công tác trong môi trường y tế, nhất là những người phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh rất dễ bị lây nhiễm viêm gan B từ người bệnh.
– Dùng chung kim tiêm với người khác là con đường lây nhiễm viêm gan B nói riêng và những bệnh lây truyền qua đường máu nói chung.
Tìm hiểu thêm: Thông tin cần biết về tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ đang mang thai
Có rất nhiều con đường có thể lây nhiễm bệnh viêm gan B.
– Ngoài kim tiêm, những vật dụng mang tính cá nhân khác như dao cạo râu, bấm móng tay hay bàn chải đánh răng cũng có thể là vật trung gian lây truyền bệnh viêm gan B.
– Không có các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục như dùng bao cao su đều có nguy cơ nhiễm bệnh kể cả là quan hệ đồng giới hay khác giới.
– Mẹ đang mang bầu bị nhiễm viêm gan B có thể truyền sang cho con trong quá trình mang thai hoặc trong lúc sinh nở.
– Sử dụng các dịch vụ như xăm môi, xăm mắt, xăm mình, bấm lỗ tai,… tại những nơi không uy tín, không đảm bảo về y tế.
Có rất nhiều con đường có thể lây lan virus HBV nên việc tiêm phòng vắc xin là điều cực kỳ cần thiết không chỉ đối với mỗi cá nhân và còn mang đến lợi ích cho cả cộng đồng. Khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt virus viêm gan B nếu không may người tiêm có sự tiếp xúc trong tương lai.
2.2 Những trường hợp khuyến cáo không tiêm vắc xin viêm gan B
Mặc dù tiêm vắc xin viêm gan B là rất hữu ích, song cũng có một số trường hợp được bác sĩ cảnh báo không nên tiêm vắc xin này hoặc tạm dừng việc tiêm, bao gồm:
– Những người hiện đang có bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch.
– Những người đang phải điều trị các bệnh về máu và phải truyền máu nên đã có thể bị nhiễm HBV.
– Người bị chạy thận.
– Những người đang có hiện tượng sốt hoặc gặp các vấn đề về bệnh lý nhiễm trùng cấp tính cũng không được tiêm vắc xin tại thời điểm này mà cần lùi thời gian và được sự đánh giá của bác sĩ về việc nên tiêm hoặc không.
– Người bệnh từng phải ghép tạng.
3. Vắc xin viêm gan B bao nhiêu tiền và tiêm bao nhiêu mũi?
3.1. Vắc xin viêm gan B bao nhiêu tiền khi tiêm cho trẻ nhỏ?
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi viêm gan B được tiêm cho trẻ sơ sinh ngay khi sinh ra, trong vòng 24 h đầu. Chính vì vậy mũi tiêm này hoàn toàn miễn phí. Mũi tiêm đầu đời này giúp bảo vệ trẻ khỏi virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con. Nếu trẻ không kịp tiêm vào thời điểm đó cần được tiêm sớm nhất trong vòng 1 tuần sau khi sinh để đảo bảo phòng bệnh cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: 3 điều cần biết khi thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng lao cho trẻ
Tiêm vắc xin cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan B nguy hiểm.
Khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi viêm gan B có trong vắc xin 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng miễn phí của nhà nước sẽ được tiêm cho trẻ theo phác đồ 3 mũi và 1 mũi nhắc lại trước 2 tuổi. Nếu tiêm theo chương trình này, cha mẹ không cần băn khoăn vắc xin viêm gan B bao nhiêu tiền vì các mũi tiêm hoàn toàn miễn phí.
Nếu trẻ không chọn tiêm theo chương trình tiêm chủng của nhà nước thì có thể tiêm mũi 6 trong 1 dịch vụ với mức giá là từ 1.050.000Đ đến 1.100.000Đ tùy loại.
Trường hợp trẻ không tiêm các loại vắc xin kết hợp thì có thể tiêm mũi viêm gan B lẻ tại các điểm tiêm chủng dịch vụ với giá là 190.000Đ trở lên.
3.2. Vắc xin viêm gan B bao nhiêu tiền nếu tiêm cho người lớn?
Người lớn muốn tiêm chủng vắc xin viêm gan B chỉ có thể đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ để tiêm và mất phí khoảng từ 220.000Đ đến 230.000Đ tùy loại.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vắc xin viêm gan B cũng như giải đáp câu hỏi “vắc xin viêm gan b bao nhiêu tiền”. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì khác, hãy liên hệ đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.