Trung bình, thời gian niềng răng sẽ rơi vào khoảng từ 18 đến 24 tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp niềng răng khác sẽ rút ngắn được thời gian tối đa. Vậy niềng răng nhanh nhất bao lâu, cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Thời gian niềng răng nhanh nhất bao lâu?
1. Lí giải đúng về khái niệm niềng răng
Niềng răng hay còn được biết đến với tên gọi chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nha khoa, phương pháp này chủ yếu sử dụng những khí cụ có tính chuyên dụng nhằm mang lại thẩm mỹ cho hàm răng khiếm khuyết. Ngày nay, niềng răng trở thành một xu hướng được rất nhiều người lựa chọn bởi phương pháp này có thể cải thiện hầu hết các khuyết điểm ở răng miệng như: Răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, lệch lạc…
Nếu như trước đây, niềng răng chủ yếu sử dụng phương pháp mắc cài kim loại truyền thống thì hiện nay, công nghệ nha khoa đã đạt được sự phát triển vượt bậc, ngày càng có nhiều phương pháp niềng răng ra đời. Không chỉ cải tiến vượt trội về tính thẩm mỹ, các phương pháp niềng răng hiện đại như: Mắc cài tự buộc, mắc cài mặt trong hay niềng răng không mắc cài Invisalign… cũng đảm bảo mang đến hiệu quả chỉnh nha vượt bậc. Tuy nhiên, lưu ý là những phương pháp này thường có mức giá chênh lệch rất lớn so với niềng răng kim loại, do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp phù hợp
Niềng răng là phương pháp sử dụng những khí cụ có tính chuyên dụng nhằm mang lại thẩm mỹ cho hàm răng
2. Niềng răng nhanh nhất bao lâu?
So với những phương pháp chỉnh nha phục hình khác, niềng răng đòi hỏi một quá trình dài với nhiều công đoạn khác nhau. Trung bình, thời gian niềng răng sẽ mất khoảng từ 14 đến 24 tháng, tuy nhiên con số này mà nói chỉ mang tính chất tham khảo bởi thời gian niềng ở mỗi trường hợp là khác nhau.
Cụ thể, để có thể hình dung chi tiết, bạn có thể tham khảo từng giai đoạn của quá trình niềng răng như:
– Giai đoạn đầu tiên (kéo dài khoảng từ 2 đến 6 tháng): Giai đoạn sắp xếp vị trí các răng trên cung hàm.
– Giai đoạn 2 (kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tháng): Giai đoạn điều chỉnh, xoay trục của các răng.
– Giai đoạn 3 (kéo dài trong khoảng từ 6 đến 9 tháng): Giai đoạn điều chỉnh khớp cắn, đồng thời các răng cũng dịch chuyển về vị trí cân bằng.
– Giai đoạn cuối cùng (kéo dài trong khoảng từ 3 đến 6 tháng): Giai đoạn cố định răng ổn định, giữ khớp cắn sao cho đạt chuẩn.
Như vậy, với thắc mắc niềng răng nhanh nhất bao lâu, câu trả lời là thời gian tối thiểu cho một ca niềng răng sẽ rơi vào khoảng 14 tháng. Tuy nhiên, để đạt được con số này thì bạn phải đảm bảo các yếu tố như:
– Tỷ lệ sai lệch khớp cắn ít, răng lệch lạc ở mức độ nhẹ
– Không cần nhổ răng hoặc các chỉ định khác như nong hàm
– Tỷ lệ sai lệch khớp cắn tương đối thấp
– Các khiếm khuyết như: Hô, móm, răng bị thưa… ở mức độ không quá phức tạp
Tìm hiểu thêm: Vì sao cần làm xét nghiệm sàng lọc NIPT trong thai kỳ
Với thắc mắc niềng răng nhanh nhất bao lâu, câu trả lời thời gian tối thiểu cho 1 ca niềng thường mất khoảng 14 tháng
3. Yếu tố nào quyết định trực tiếp đến thời gian niềng răng?
Cùng 1 phương pháp, cùng thực hiện một thời điểm tuy nhiên tại sao lại có trường hợp được tháo sớm hơn, có trường hợp phải mất hơn 3 năm mới kết thúc quá trình niềng răng. Câu trả lời nằm ở các yếu tố quyết định trực tiếp lên thời gian niềng răng như:
– Độ tuổi bắt đầu niềng răng
Theo các chuyên gia cho biết, thời điểm lý tưởng để bạn thực hiện niềng răng nằm ở độ tuổi từ 12 đến 16. Bởi trong giai đoạn này, xương hàm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên rất thuận lợi cho việc điều chỉnh khớp cắn hay dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
– Mức độ phức tạp của răng hay xương hàm
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như mức độ phức tạp của cấu trúc răng hay xương hàm mà thời gian niềng ở mỗi người là khác nhau. Ví dụ như ở trường hợp hô móm nhẹ, tất nhiên thời gian niềng sẽ nhanh hơn rất nhiều so với những trường hợp cũng bị hô, móm nhưng ở mức độ phức tạp.
Ngoài ra, nếu như bạn có những bệnh lý về răng miệng như: Viêm răng, viêm nha chu, viêm tủy… thì thời gian niềng sẽ kéo dài đáng kể, nguyên nhân là bởi bác sĩ cần điều trị dứt điểm các bệnh lý kể trên rồi mới tiến hành đeo mắc cài, do đó mà bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
– Trình độ, tay nghề của người thực hiện chỉnh nha
Trình độ của bác sĩ có thể nói là yếu tố hàng đầu quyết định trực tiếp thời gian chỉnh nha. Nếu như bác sĩ có trình độ cao, tay nghề đảm bảo thì sẽ có khả năng xây dựng lộ trình niềng hợp lý đồng thời đưa ra dự đoán chuẩn xác về hướng dịch chuyển của răng. Nhờ đó, quá trình niềng răng sẽ diễn ra hiệu quả hơn rất nhiều, thậm chí nếu nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể tháo mắc cài sớm hơn so với dự định.
4. Lưu ý quan trọng dành cho những khách hàng đang thực hiện chỉnh nha
Cuối cùng, đừng quên rằng thời gian niềng răng cũng phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc của bạn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình chỉnh nha bạn cần ghi nhớ:
– Thực hiện tái khám đầy đủ theo lịch hẹn với bác sĩ
– Trong thời gian đầu sau khi mới niềng răng, nên ăn những đồ ăn lỏng, mềm và dễ nuốt, tránh ăn thức ăn quá cứng khiến bạn phải nhai mạnh. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn những thực phẩm có nhiều đường để tránh gây sâu răng.
– Vệ sinh răng miệng thật kỹ bởi thức ăn dễ đọng lại ở mắc cài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu như có bất thường trong quá trình niềng răng như: Dị ứng với khí cụ niềng, bong mắc cài, dây cung chọc vào lợi gây sưng, đau
>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ dính liền, có nên sử dụng?
Khách hàng lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign tại Thu Cúc TCI
Hi vọng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc niềng răng nhanh nhất bao lâu. Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là địa chỉ chăm sóc răng miệng được nhiều khách hàng lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành trên 15 năm kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật niềng răng nắn chỉnh, thông minh… khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tại Thu Cúc TCI hoàn toàn có thể an tâm về hiệu quả đạt được sau quá trình niềng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.