Đau nhức răng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Trong một số trường hợp, triệu chứng đau răng có thể thoáng qua, tuy nhiên cũng có nhiều người bị đau răng kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày. Vậy thuốc gì chữa đau răng hiệu quả, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết bạn nhé!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Thuốc gì chữa đau răng?
1. Nguyên nhân gây đau răng
Triệu chứng đau răng thường được mô tả là rất đau, nhức ở trong hoặc xung quanh thân răng. Răng có thể trở nên nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt đau âm ỉ khi nhai hoặc cắn.
Trước tiên, để tìm ra giải pháp điều trị bạn cần xác định được nguyên nhân gây đau nhức răng, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu bạn có thể tham khảo như:
– Đau răng có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh về nướu
Bệnh về nướu hoặc các tổ chức xung quanh nướu có thể là nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất. Những mảng bám khiến cho nướu bị tụt xuống, làm phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng. Ngoài ra, túi nha chu cũng khiến cho răng khó vệ sinh, gây nguy cơ viêm tổ chức quanh răng.
– Đau răng do sâu răng, viêm tủy
Vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit đồng thời hòa tan men răng, ngà răng trong nước bọt và tạo thành lỗ sâu. Với các lỗ sâu nhỏ thì thường không gây đau, tuy nhiên ở lỗ sâu lớn hơn sẽ làm tích tụ các mảnh vụn thức ăn dẫn đến nguy cơ viêm tủy. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tủy sẽ dẫn tới áp xe xương ổ răng.
– Sức đề kháng bị suy yếu
Đối với trẻ em sau khi mắc các bệnh lý như sởi, thủy đậu, nếu như không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt thì sẽ dẫn đến nguy cơ viêm loét hoại tử miệng, không chỉ gây đau nhức răng mà còn dễ gặp biến chứng phổi rất nguy hiểm.
– Đau răng do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Răng khôn hay còn được biết đến với tên gọi răng số 8 thường mọc 4 cái khi bạn bước sang thời điểm 18 đến 20. Do mọc sau cùng khi các răng khác đã ổn định vị trí nên răng khôn thường có chiều hướng mọc lệch, mọc ngầm, đâm vào nướu hoặc các chân răng bên cạnh gây đau nhức. Do đó, với những trường hợp này thì bác sĩ thường khuyên khách hàng tốt hơn hết là nên nhổ bỏ răng khôn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Đau răng do mòn cổ răng
Mòn cổ răng có thể xuất phát từ nguyên nhân do chúng ta đánh răng quá mạnh, đánh răng không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải không mềm gây hiện tượng mòn ở phần răng với sát với nướu răng. Lớp men bị mòn sẽ làm lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt mỗi khi vệ sinh răng hoặc khi ăn uống.
Hiện tượng đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Do mắc các bệnh lý răng miệng, răng khôn mọc lệch…
2. Thuốc gì chữa đau răng hiệu quả hiện nay?
Trước khi sử dụng thuốc đau răng, bạn cần lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc mà cần phải tham khảo ý kiến của các sĩ chuyên khoa. Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng để các bác sĩ đưa ra chỉ định sử dụng thuốc sao cho phù hợp, an toàn với sức khỏe.
Với thắc mắc thuốc gì chữa đau răng hiệu quả, để cải thiện triệu chứng đau, nhức răng, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như:
– Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến, có thể dùng được cả ở người lớn lẫn trẻ em. Nhìn chung, đây là loại thuốc khá an toàn, ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên người dùng vẫn cần phải đảm bảo sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo đồng thời nên giãn khoảng cách giữa các lần sử dụng thuốc.
– Nhóm các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid
Nhóm thuốc giảm đau chống viêm là lựa chọn phù hợp cho trạng thái khó chịu do đau răng mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn nên cẩn trọng bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến tiêu hóa cũng như tim mạch. Ngoài ra, thuốc cũng chống chỉ định trong một số trường hợp như: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm loét, xuất huyết dạ dày, bệnh tim mạch, suy thận…
Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả giảm đau, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng Paracetamol với thuốc chống viêm. Tuy nhiên, lưu ý là cần sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
– Nhóm thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây tê tại chỗ có ưu điểm là thời gian phát huy tác dụng nhanh, trung bình chỉ từ 30 giây đến 2 phút, tuy nhiên giảm đau không thật sự hiệu quả, phải chia thành nhiều lần dùng trong ngày. Ngoài ra, nếu như sử dụng vượt quá liều lượng có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Giảm ngay 30% gói Khám sức khỏe và tầm soát ung thư toàn diện tại Phòng khám ĐKQT Thu Cúc
Thuốc gì chữa đau răng hiệu quả hiện nay?
3. Một số biện pháp giảm đau, nhức răng
Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng có thể kết hợp áp dụng một số biện pháp giảm đau răng tại nhà như:
– Chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng làm dịu cơn đau răng, túi đá được bọc trong khăn vào phần mặt hoặc hàm sẽ giúp co dãn mạch máu ở vị trí đó, từ đó người bệnh giảm đau hiệu quả. Bạn nên chườm lạnh lên vị trí đau trong khoảng từ 15 đến 20 phút vào buổi tối để ngăn ngừa triệu chứng đau.
– Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối là biện pháp thuyên giảm cơn đau phổ biến tại nhà. Nước muối có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, do đó có thể hỗ trợ giảm viêm và sưng đau khá tốt.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã được giải đáp thắc mắc thuốc gì chữa đau răng. Hiện nay, đa phần các biện pháp chữa đau răng tại nhà đều chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, do đó, nếu hiện tượng đau răng kéo dài quá 24h thì tốt hơn hết bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn hàm trên và cách chăm sóc sau nhổ
Nếu hiện tượng đau nhức răng kéo dài, tốt hơn hết bạn nên đi thăm khám với các bác sĩ để được điều trị kịp thời
Hiện nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ chăm sóc răng miệng được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Sở hữu đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt giàu chuyên môn cùng với hệ thống thiết bị hiện đại, tân tiến được chú trọng đầu tư, nâng cấp… cam kết đem lại trải nghiệm thăm khám răng miệng hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.