Tật khúc xạ là bệnh lý nhãn khoa ai cũng có thể mắc. Vấn đề chung của người mắc tật khúc xạ là suy giảm thị lực, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, mặc dù tật khúc xạ khó lòng biến chứng, 100% người bệnh vẫn cố gắng tìm kiếm giải pháp để cải thiện bệnh, hoặc ít nhất là cải thiện triệu chứng bệnh. Trong đó, không ít người đã đặt ra câu hỏi “thuốc nhỏ mắt có thể chữa tật khúc xạ không?”
Bạn đang đọc: Giải đáp: Thuốc nhỏ mắt có thể chữa tật khúc xạ không?
1. Tổng quan về tật khúc xạ
1.1. Khái niệm
Mắt hoạt động giúp chúng ta nhận biết hình dạng và màu sắc của vật thể. Cụ thể, cơ chế ấy diễn ra như sau: Đầu tiên, giác mạc trong suốt nằm phía trước nhãn cầu cho phép ánh sáng xuyên qua để đi vào thủy tinh thể. Tiếp theo, thủy tinh thể thay đổi được hình dạng, đóng vai trò là một thấu kính, sẽ hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Võng mạc chuyển thông tin lên não bộ của chúng ta thông qua dây thần kinh thị giác. Cuối cùng, chúng ta nhìn thấy vật thể.
Điều kiện tiên quyết để cơ chế này đạt được 100% hiệu quả là giác mạc phải cong vừa đúng độ và thủy tinh thể phải đàn hồi. Chính vì vậy, nếu giác mạc và thủy tinh thể không đáp ứng được yêu cầu này, ánh sáng sẽ không hội tụ chính xác lên võng mạc, chúng ta sẽ nhìn mờ và được xác định là mắc tật khúc xạ.
1.2. Phân loại tật khúc xạ
Cận thị: Xảy ra khi thủy tinh thể phồng quá mức làm tăng độ cong của giác mạc, dẫn đến tình trạng các tia sáng hội tụ phía trước võng mạc. Khi bị cận thị, người bệnh chỉ có thể nhìn rõ các vật thể ở gần. Hiện tại, đã xác định được 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng phồng thủy tinh thể là di truyền ca và thói quen sinh hoạt, học tập, làm việc: Đọc sách quá gần, làm việc trong điều kiện thiếu sáng,…
Khi bị cận thị, người bệnh chỉ có thể nhìn rõ các vật thể ở gần
Viễn thị: Xảy ra khi trục nhãn cầu bị ngắn, giác mạc dẹt hoặc giác mạc có sẹo. Khi đó, các tia sáng sẽ hội tụ phía sau võng mạc. Trái với cận thị, viễn thị là tật khúc xạ mà khi bị, người bệnh chỉ nhìn rõ các vật thể ở xa.
Loạn thị: Xảy ra khi giác mạc có hình dạng không đều, các tia sáng hội tụ trên võng mạc tại nhiều điểm thay vì một điểm. Tình trạng này khiến cho người loạn thị lúc nào cũng như bị hoa mắt và nhìn mờ vật thể dù là gần hay xa. Có một điểm đặc biệt ở tật khúc xạ này là nó ít khi tồn tại một mình mà thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị.
Lão thị: Xảy ra khi thủy tinh thể mất khả năng đàn hồi do lão hóa. Triệu chứng lão thị tương tự như viễn thị, tức là người bệnh sẽ nhìn rõ vật thể ở xa và nhìn mờ vật thể ở gần.
2. Điều trị tật khúc xạ
2.1. Thuốc nhỏ mắt có thể chữa tật khúc xạ không?
Hiện nay chỉ có duy nhất một phương pháp điều trị dứt điểm tật khúc xạ là phẫu thuật; tức là bạn không thể chữa khỏi chúng bằng thuốc nhỏ mắt.
Về phẫu thuật tật khúc xạ, phương pháp này sẽ thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn. Sự thay đổi này sẽ phục hồi khả năng hội tụ ánh sáng chính xác cho mắt, loại bỏ tình trạng hội tụ trước, hội tụ sau và hội tụ nhiều điểm trên võng mạc.
Tìm hiểu thêm: 4 nhóm chất quan trọng cho trẻ 1 – 3 tuổi
Bạn không thể chữa khỏi chúng bằng thuốc nhỏ mắt
Hiện nay, có 3 phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ chính là:
– Phẫu thuật LASIK: Là phương pháp tân tiến, trong đó: Bác sĩ sẽ sử dụng dao vi phẫu cơ học tự động để tạo vạt; sau đó chiếu laser excimer để tạo hình giác mạc rồi lật vạt về vị trí ban đầu. Phương pháp này có đặc điểm là: Chi phí thấp; không đau, không chảy máu; an toàn và chính xác; thời gian phẫu thuật ngắn; có thể xuất viện trong ngày và thị lực phục hồi nhanh chóng.
– Phẫu thuật Femtosecond LASIK: Ở phương pháp này, thay vì dao vi phẫu cơ học tự động, bác sĩ sẽ sử dụng femtosecond laser để tạo vạt. So với LASIK, phương pháp này tiết kiệm chiều dày giác mạc hơn, nên có thể áp dụng cho cả những bệnh nhân có giác mạc mỏng hoặc giác mạc cong hơn bình thường (LASIK không thể). Ngoài ra thì Femtosecond LASIK cũng có các đặc điểm tương đối giống LASIK.
– ReLEx SMILE: Hiện đại hơn LASIK và Femtosecond LASIK. Bác sĩ không lật vạt mà dùng femtosecond laser để tạo lõi mô và vết mổ 2 – 4mm, sau đó rút lõi mô để điều chỉnh tật khúc xạ. Vì không lật vạt nên sau mổ tật khúc xạ bằng ReLEx SMILE, giác mạc duy trì được độ bền vững tốt hơn so với LASIK và Femtosecond LASIK. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có các ưu điểm tương tự 2 phương pháp trên.
Tùy thuộc tình trạng giác mạc và mong muốn của từng bệnh nhân, chuyên gia nhãn khoa sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
2.2. Các phương pháp cải thiện triệu chứng tật khúc xạ
Phẫu thuật là phương pháp điều trị tật khúc xạ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện (về sức khỏe, về kinh tế) để theo đuổi phương pháp này. Trong trường hợp đó, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể “sống ổn” với tật khúc xạ, bằng các phương pháp cải thiện triệu chứng bệnh sau:
– Kính gọng: Phương pháp an toàn, đảm bảo 100% hiệu quả cho tất cả mọi người.
– Kính áp tròng: Hoạt động tương tự kính gọng. Tuy nhiên, vì kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với giác mạc nên chúng có thể mang đến tầm nhìn rộng hơn so với kính gọng. Và cũng bởi vì vậy, chúng mang đến một số nguy cơ mắc bệnh nhất định cho mắt nói chung và giác mạc nói riêng, nếu người bệnh không sử dụng chúng đúng cách.
– Kính Ortho – K: Kính áp tròng cứng, giúp điều chỉnh hình dạng giác mạc của người bệnh. Đeo kính ban đêm, ban ngày người bệnh có thể nhìn rõ vật thể dù gần hay xa mà không cần sử dụng kính gọng hay kính áp tròng.
>>>>>Xem thêm: Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?
Bệnh nhân cần thăm khám với chuyên gia nhãn khoa để cải thiện tình trạng này
Như vậy, không thể dùng thuốc nhỏ mắt để chữa tật khúc xạ. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần thăm khám với chuyên gia nhãn khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.