Với những vấn đề mà cao răng gây ra, kem đánh răng trị cao răng là điều mà mọi người đều ưu tiên tìm kiếm. Vậy, những kem đánh răng như thế nào có thể trị cao răng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây và có cho mình những lựa chọn cần thiết để trị cao răng.
Bạn đang đọc: Giải đáp tìm kiếm về kem đánh răng trị cao răng
1. Tìm hiểu về cao răng
Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là kết quả của sự lắng cặn cứng của các muối vô cơ canxi photphat kết hợp cùng các cặn mềm từ vụn thức ăn, chất khoáng trong môi trường miệng và các vi khuẩn, xác tế bào biểu mô, huyết thanh lắng đọng hình thành. Cao răng bám rất chắc vào về mặt răng, kẽ răng và phần dứơi bờ lợi.
Cao răng bám quanh răng nướu và khó lấy
Theo màu sắc, thời gian và nguồn gốc hình thành, cao răng có thể chia làm hai loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Trong đó, cao răng thường có màu vàng ngà, thường là nguyên nhân gây viêm lợi. Cao răng huyết thanh có thể được coi như giai đoạn sau của cao răng thường, do cao răng tích dồn theo thời gian gây viêm nướu lợi, chảy máu và ngấm vào cao răng thường hình thành. Cao răng huyết thanh có màu nâu đỏ rất dễ nhận thấy.
2. Kem đánh răng nào có thể trị cao răng hiệu quả?
2.1. Các thành phần sử dụng trong kem đánh răng ngừa cao răng
Hiện nay, có nhiều kem đánh răng quảng cáo PR về tính năng trị cao răng. Phân tích thành phần của những kem đánh răng này, có thể thấy, thành phần của chúng cũng khá cơ bản như kem đánh răng thông thường hiện nay như xylitol, flo, trà xanh… nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn và mảng bám Bên cạnh đó, thành phần tẩy rửa và tiêu diệt vi khuẩn có thể được chú trọng hơn đôi chút.
Axit Citric, kẽm citrate, … là những thành phần giúp bảo vệ răng, có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn khoang miệng, hạn chế sự hình thành cao răng. Ngoài ra, một số thành phần có ích trong việc ngăn ngừa cao răng nhưng không được khuyến khích sử dụng do khá độc hại. Những chất này có thể là Sodium Lauryl Sulphate được biết đến như chất tẩy rửa gây loét miệng và có thể gây ung thư khi sử dụng nhiều. Triclosan cũng tương tự như thế, nguy cơ tiềm ẩn phát triển các tế bào ung thư. Microbead, perôxít và hydrô perôxít có thể làm sạch mảng ố nhưng lượng lớn cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
2.2. Nhận định về các kem đánh răng giúp trị cao răng
Theo các chuyên gia, mảng bám và cao răng đều hình thành do nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn, nhưng mảng bám răng có thể được làm sạch bởi các dụng cụ vệ sinh tại nhà thông thường như máy tăm nước, bàn chải đánh răng. Tuy nhiên, khi tồn tại lâu, mảng bám bị vôi hóa thành cao răng sẽ bám chắc vào răng. Lúc này, chúng ta không thể dễ dàng loại bỏ cao răng. Các chuyên gia cho biết, cao răng không dễ làm sạch, và thông thường, chúng ta chỉ có thể làm sạch cao răng tại các nha khoa có nha sĩ và đủ dụng cụ thiết bị nha khoa phù hợp. Việc cố chấp sử dụng các loại kem đánh răng có tính tẩy rửa mạnh có thể gây nguy hiểm cho răng lợi và sức khỏe nói chung.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh các triệu chứng viêm nha chu thường gặp nhất
Nhiều loại kem đánh răng có thể chứa những thành phần nguy hiểm cho sức khỏe
3. Vì sao cần khám nha khoa và định kỳ lấy cao răng?
3.1 Thăm khám nha khoa để lấy cao răng
Như đã nói, cao răng bám rất chắc quanh răng và chỉ có thể được loại bỏ khi đến các phòng nha có cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp cũng như có nha sĩ chuyên môn thực hiện. Do đó, cần đến các cơ sở nha khoa uy tín, phù hợp để được lấy cao răng đúng cách. Việc lấy cao răng có những chỉ định và chống chỉ định theo sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân, vì thế, cần được bác sĩ thăm khám và xem xét trước khi thực hiện.
3.2. Cần lấy cao răng định kỳ
Nha sĩ khuyên bạn nên đến các cơ sở răng hàm mặt để lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Điều này cần thiết bởi việc để cao răng lâu bao giờ cũng có nhiều nguy cơ:
– Vi khuẩn tích tụ trong cao răng có thể gây viêm, sưng nướu cùng nhiều hệ quả. Trong đó có nguy cơ tiêu xương quanh răng, khiến bệnh nhân bị tụt nướu, răng bị mất chỗ bám ngày càng lộ chân răng kèm cảm giác đau nhức, ê buốt.
– Chân răng bị tụt nướu lộ ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng yếu răng, dễ lung lay, mất răng.
– Duy trì xương ở mức độ ổn định là điều rất qua trọng bởi tiêu xương sinh lý là quá trình tự nhiên theo thời gian. Lấy cao răng là cách để hạn chế sự tiêu xương tụt dốc.
– Vi khuẩn trong khoang miệng luôn tồn tại và chúng ta không chắc chắn việc vệ sinh đúng cách, ngăn ngừa cao răng. Lấy cao răng định kỳ nhằm giải quyết vấn đề cao răng này.
– Răng bị cao răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có màu kèm tình trạng hôi miệng.
– Tình trạng bệnh lý răng miệng do cao răng theo thời gian có thể tiến diễn nặng. Khám răng định kỳ nhằm kiểm soát những vấn đề này.
>>>>>Xem thêm: Chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang là gì?
Khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng để phòng các bệnh lý răng miệng hiệu quả
4. Cách thức lấy cao răng cho bệnh nhân tại các phòng khám, bệnh viện
Trước khi lấy cao răng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng, khai thác các bệnh lý của người bệnh nhằm xác định có nên lấy cao răng không, sử dụng phương pháp nào phù hợp. Việc lấy cao răng sẽ bắt đầu sau khi vệ sinh răng miệng cơ bản. Sau quá trình lấy cao răng, nha sĩ sẽ làm mịn, làm bóng răng nhằm hạn chế quá trình mảng bám trên răng sau này. Việc vệ sinh là khâu cuối cùng kết thúc quá trình này.
Tùy theo phương pháp lấy cao răng mà quá trình lấy cao răng có thể kéo dài hoặc nhanh chóng. Nhưng nhìn chung, lấy cao răng là quy trình khá nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian. Nhiều phòng khám răng truyền thống có thể còn sử dụng phương pháp lấy cao răng bằng bộ dụng cụ cầm tay. Phương pháp dùng máy phun cát lấy cao răng nhanh hơn, tiện lợi hơn nhờ lực đẩy của các hạt tác động vào cao răng. Tuy nhiên cách này có thể để lại tình trạng các lỗ nhỏ trên răng, làm quá trình hình thành mảng bám và cao răng dễ tái phát.
Hiện nay, công nghệ sử dụng sóng siêu âm đang được các nha khoa hiện đại ứng dụng trong việc lấy cao răng. Phương pháp này sử dụng bước sóng âm làm lung lay liên kết của các mảng bám mà không ảnh hưởng đến lợi, từ đó giúp lấy cao răng nhẹ nhàng, an toàn, tăng độ bóng và hạn chế sự trở lại của cao răng.
Kết luận:
Nếu bạn đang tìm kem đánh răng trị cao răng, hãy nhớ rằng, cao răng không thể tự làm sạch tại nhà bằng các hình thức thông thường. Hãy đến các nha khoa và thực hiện chăm sóc răng miệng, lấy cao răng định kỳ. Bên cạnh đó, đừng quên việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, ăn uống khoa học để hạn chế tối đa tình trạng cao răng cũng như các bệnh lý liên quan đến vấn đề này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.